ĐỒNG NHÂN DÂN TỆ KỸ THUẬT SỐ: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRUNG QUỐC

  • Nguyễn Thị Thuận
Từ khóa: Đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số, Ngân hàng thương mại, Chính sách tiền tệ, Số nhân tiền, Trung Quốc

Tóm tắt

Với tham vọng đẩy nhanh quá trình quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ (NDT), sau 6 năm nghiên cứu và phát triển, đồng tiền kỹ thuật số pháp định do Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) phát hành với tên gọi chính thức là đồng tiền kỹ thuật số thanh toán điện tử (Digital Currency Electronic Payment - DCEP) đã bước vào giai đoạn thử nghiệm tại Thâm Quyến, Thành Đô, Tô Châu và các thành phố được dự kiến sẽ tổ chức Thế vận hội Mùa đông 2022. Dựa trên các thông tin công khai hiện có, sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, bài viết tiến hành phân tích các cơ hội và thách thức của hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) Trung Quốc khi PBOC phát hành và vận hành DCEP. Kết quả phân tích cho thấy DCEP giúp cải thiện sự thuận tiện trong thanh toán hàng ngày, giảm chi phí quản lý tiền giấy của ngân hàng, hỗ trợ Chính phủ ngăn chặn các hoạt động bất hợp pháp như rửa tiền và trốn thuế, tăng cường sự ổn định tài chính, cải thiện hiệu quả của chính sách tiền tệ cũng như thúc đẩy phát triển kinh tế, công nghệ và tiến bộ xã hội. Mặt khác, DCEP làm giảm khả năng tạo tiền tín dụng, giảm số nhân tiền, giảm tính ổn định trong cơ cấu tiền gửi và khiến hệ thống NHTM phải đối mặt với tái cấu trúc. Từ các kết quả phân tích, bài viết đưa ra các khuyến nghị chính sách nhằm ổn định hoạt động của các NHTM trong bối cảnh phát triển tài chính số.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-04-24