PHÂN TÍCH KHUNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NGÀNH KINH TẾ DỰA VÀO MÔ HÌNH CIPO TẠI VIỆT NAM

  • Nguyễn Thị Khánh Trinh
  • Đặng Thị Vân
Từ khóa: Chương trình đào tạo, Đảm bảo chất lượng, Mô hình CIPO, Ngành kinh tế

Tóm tắt

Trong bài viết này, nhóm tác giả đề xuất khung đảm bảo chất lượng (ĐBCL) chương trình đào tạo (CTĐT) ngành kinh tế (KT) theo mô hình CIPO (Scheerrens, 1990) tại các trường đại học (ĐH) nhằm đảm bảo chất lượng CTĐT ĐH ngành KT. Khung ĐBCL này bao gồm 3 phần chính: (1) Hệ thống đảm bảo chất lượng CTĐT; (2) Bộ tiêu chuẩn/tiêu chí ĐBCL CTĐT và (3) Quy trình ĐBCL CTĐT, trong đó có những ưu điểm nổi bật như tiêu chuẩn hệ thống giám sát, kiểm soát và đánh giá chất lượng được các chuyên gia đánh giá cao. Trong ĐBCL, bộ tiêu chuẩn/tiêu chí đã được xây dựng phù hợp với những đặc thù trong đào tạo (ĐT) ngành KT. Nghiên cứu này mong rằng ĐBCL CTĐT ngành KT theo mô hình CIPO góp phần nâng cao chất lượng ĐT nguồn nhân lực ngành KT, cũng như nâng cao hiệu quả ĐBCL CTĐT tại các trường ĐH tại Việt Nam.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-04-24