CHUYỂN GIAO TRI THỨC TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRONG LĨNH VỰC KHOA HỌC KĨ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ TẠI VIỆT NAM: NGHIÊN CỨU TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

  • Nguyễn Quốc Anh
  • Lê Minh Thắng
  • Nguyễn Trung Dũng
  • Nguyễn Ngọc Trung
  • Nguyễn Thị Diệp Hồng
Từ khóa: Chuyển giao tri thức, Thương mại hoá kết qủa nghiên cứu, Spin-offs, Nghiên cứu và triển khai (R&D), Hợp tác giữa doanh nghiệp và trường đại học, Việt Nam

Tóm tắt

Thành công trong quá trình thực hiện “sứ mệnh thứ ba” của trường đại học (ĐH), cụ thể thông qua hoạt động liên kết với doanh nghiệp (DN), chuyển giao và ứng dụng tri thức để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn đã ngày càng được khẳng định là một trong những nhân tố chính tạo nên sự phát triển của mỗi quốc gia và khu vực. Nghiên cứu này nhằm mục tiêu làm rõ thực trạng hoạt động chuyển giao tri thức và những lợi ích kinh tế của những hoạt động này tại các trường ĐH trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật (KHKT) và công nghệ (CN) tại Việt Nam, cụ thể thông qua nghiên cứu trường Đại học Bách khoa Hà Nội (ĐHBKHN). Bài viết tập trung so sánh và mô tả ba hoạt động chuyển giao tri thức qua kênh chính thức và có thể mang lại lợi ích kinh tế bao gồm: hoạt động thương mại hóa công nghệ và sáng chế dựa trên nền tảng kết quả nghiên cứu ứng dụng; hoạt động ươm tạo các DN khoa học và công nghệ (KH&CN) khởi nguồn thuộc trường ĐH; và hoạt động thực hiện dịch vụ KH&CN theo đơn đặt hàng của DN. Dựa trên phân tích các cuộc phỏng vấn sâu các lãnh đạo nhà trường và các tài liệu thứ cấp về quản lý hoạt động KH & CN tại Trường ĐHBKHN, nghiên cứu chỉ ra rằng một phần ba hoạt động chuyển giao tri thức kể trên đã có bước phát triển nhất định và mang lại nguồn lợi kinh tế cho nhà trường, trong đó, kênh dịch vụ KH&CN theo đơn đặt hàng của DN mang lại số lượng hợp đồng và doanh thu tốt, còn các kênh thương mại hóa sáng chế và thành lập DN khởi nghiệp vẫn chưa thực sự xứng với tiềm năng phát triển.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-01-26