TĂNG CƯỜNG TIẾP CẬN CÔNG LÝ TRONG CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRỰC TUYẾN

  • Nguyễn Hưng Quang
  • Nguyễn Trần Lan Hương
  • Nguyễn Hải Giang
Từ khóa: Tiếp cận công lý, ODR, Giải quyết tranh chấp trực tuyến, Thương mại điện tử

Tóm tắt

Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang làm thay đổi nhanh chóng các phương thức giao dịch thương mại và dân sự trong đời sống và trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Sự bùng nổ về giao dịch thương mại điện tử trong thời gian gần đây đã minh chứng nhu cầu mạnh mẽ từ đời sống nhân dân đối với phương thức mới. Phương thức giao dịch này đòi hỏi các cơ chế giải quyết tranh chấp cũng cần phải dựa trên các nền tảng công nghệ thông tin. Nhiều thế mạnh của công nghệ thông tin sẽ giúp cho việc giải quyết các vướng mắc, bất đồng, tranh chấp được xử lý nhanh, trung lập, không thiên vị. Bên cạnh đó, cũng cần phải nghiên cứu toàn diện để làm sao bảo đảm được quyền tiếp cận công lý của người dân khi sử dụng các nền tảng công nghệ về giải quyết tranh chấp, đặc biệt là giải quyết tranh chấp bằng phương thức trực tuyến (ODR). Nhóm dễ bị tổn thương, như phụ nữ, người khuyết tật, người nghèo, người dân tộc thiểu số, người sống ở vùng sâu, vùng xa cũng như các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ… là những đối tượng cần phải được chú ý để bảo đảm được quyền giải quyết tranh chấp công bằng thông qua phương thức giải quyết tranh chấp trực tuyến. Vì vậy, bên cạnh việc chỉ ra xu hướng sử dụng các hệ thống giải quyết tranh chấp trực tuyến, bài viết còn tập trung làm rõ vấn đề tiếp cận công lý và đưa ra một số khuyến nghị.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-09-30