BẢO VỆ DỮ LIỆU CÁ NHÂN XUYÊN BIÊN GIỚI: THỰC TIỄN VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM

  • Nguyễn Lan Phương
  • Nguyễn Quang Đồng
Từ khóa: Bảo vệ dữ liệu cá nhân, Bảo vệ dữ liệu cá nhân xuyên biên giới, Quyền riêng tư, Thương mại và kinh doanh quốc tế

Tóm tắt

Dữ liệu cá nhân xuyên biên giới đã trở thành một vấn đề chính trị-pháp lý có ý nghĩa quan trọng trong xã hội số. Chính sách và pháp luật về bảo vệ loại dữ liệu này vừa phải đáp ứng mục tiêu an toàn thông tin, an ninh quốc gia vừa phải đảm bảo nhu cầu giao thương để phát triển kinh tế-xã hội, không nhu cầu nào triệt tiêu nhu cầu nào. Dựa trên phương pháp tổng hợp và so sánh, nhóm tác giả nghiên cứu thực trạng xây dựng pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân xuyên biên giới của các quốc gia, khu vực khác nhau trên thế giới gồm Liên minh Châu Âu (EU), Trung Quốc, Singapore và Việt Nam. Trên cơ sở đó, nhóm tác giả khuyến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân xuyên biên giới của Việt Nam dựa trên trách nhiệm giải trình thay vì cách tiếp cận cấp phép như Dự thảo Nghị định quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân (bản công bố ngày 09/02/2021).

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-09-30