Tạp chí Chính sách và Quản lý Khoa học và Công nghệ https://vjol.info.vn/index.php/jstpm <p><strong>Tạp chí của Học viện Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo</strong></p> vi-VN Tạp chí Chính sách và Quản lý Khoa học và Công nghệ 1859-3801 Từ chính sách nghiên cứu đến chính sách đổi mới tại Việt Nam https://vjol.info.vn/index.php/jstpm/article/view/61975 <p><em>Sử dụng cách tiếp cận “văn hóa chính sách” trong phân tích chính sách công lĩnh vực nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới, bài viết phân tích quá trình chuyển đổi năng động và mang tính đồng tiến hóa của chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới (STI) ở Việt Nam được phân chia theo 3 thế hệ chính sách - từ chính sách đổi mới tuyến tính đến chính sách đổi mới tương tác và gần đây là chính sách đổi mới mang tính chuyển đổi. </em></p> <p><strong><em>Mã số</em></strong><em>: 21020501</em></p> Bạch Tân Sinh Bản quyền (c) 2021 Tạp chí Chính sách và Quản lý Khoa học và Công nghệ 2021-10-09 2021-10-09 10 1+2 1 16 Cải cách hệ thống nghiên cứu và đổi mới sáng tạo quốc gia của Thái Lan: ưu tiên đến sự bền vững https://vjol.info.vn/index.php/jstpm/article/view/61976 <p><em>Bài báo phác thảo cải cách hệ thống nghiên cứu và đổi mới sáng tạo (R&amp;I) quốc gia của Thái Lan trong những năm 2018-2019 và hướng tới các mục tiêu bền vững. Xem xét quản trị khu vực công, hệ thống ngân sách phản ánh cấu trúc quyền lực, lịch sử và nền tảng kinh tế-xã hội của một quốc gia. </em></p> <p><em>Để tăng tốc phát triển công nghệ quốc gia từ chi tiêu cho R&amp;D của Chính phủ, cần phải cải cách thể chế một cách nghiêm túc, đặc biệt là trong quy trình ngân sách. Cải cách gần đây trong hệ thống R&amp;I của Thái Lan đã được thực hiện trong năm 2018-2019. Quỹ Khuyến khích Khoa học, Nghiên cứu và Đổi mới được thành lập như một công cụ quan trọng triển khai chính sách. Trong bài viết này, chúng tôi phân tích và đánh giá cuộc cải cách R&amp;I gần đây của Thái Lan cũng như sự định hướng lại mới nổi của Thái Lan trong hệ thống ngân sách và tài trợ. Bài viết này cũng minh họa định hướng chính sách của Thái Lan theo hướng “Nền kinh tế sinh học, kinh tế tuần hoàn và kinh tế xanh” hay ngắn gọn là “BCG”- là ưu tiên quốc gia. Chính sách BCG là một ví dụ điển hình về những nỗ lực sau cải cách của Chính phủ trong việc sắp xếp lại hệ thống ngân sách và tài trợ, theo hướng ưu tiên quốc gia.</em></p> <p><strong><em>Mã số</em></strong><em>: </em><em>21050501</em></p> Santi Charoenpornpattana Siriporn Pittayasophon Bản quyền (c) 2021 Tạp chí Chính sách và Quản lý Khoa học và Công nghệ 2021-10-09 2021-10-09 10 1+2 17 34 Khung năng lực cho cán bộ nghiên cứu trong các tổ chức khoa học và công nghệ công lập tại Việt Nam https://vjol.info.vn/index.php/jstpm/article/view/61977 <p><em>Khung năng lực đã được quan tâm nghiên cứu với nhiều kết quả công bố trên các tạp chí khoa học chuyên ngành. Tuy nhiên, chưa có nhiều công bố </em><em>kết quả </em><em>nghiên cứu về phát triển cán bộ</em> <em>nghiên cứu dựa trên khung năng lực tại Việt Nam. Bài báo này</em><em>,</em><em> trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, kinh nghiệm quốc tế và phân tích dữ liệu khảo sát tại các tổ chức khoa học và công nghệ công lập tại Việt Nam và đề xuất khung năng lực dành cho cán bộ nghiên cứu. Dữ liệu khảo sát thu thập từ 600 cán bộ nghiên cứu được kiểm định bằng kỹ thuật phân tích nhân tố khẳng định (CFA) và mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) để khẳng định sự phù hợp của khung năng lực giúp cải thiện kết quả hoạt động nghiên cứu</em><em>,</em><em> đề xuất áp dụng cho đào tạo và phát triển cán bộ</em> <em>nghiên cứu trong thời gian tới.</em></p> <p><strong><em>Mã số</em></strong><em>: 21053101</em></p> Từ Thảo Hương Giang Trần Quang Huy Vũ Thị Ánh Tuyết Nguyễn Thị Hồng Bản quyền (c) 2021 Tạp chí Chính sách và Quản lý Khoa học và Công nghệ 2021-10-09 2021-10-09 10 1+2 35 49 Một số vấn đề về sáng kiến, hoạt động sáng kiến và cơ chế khuyến khích cá nhân công bố, chia sẻ sáng kiến với cộng đồng https://vjol.info.vn/index.php/jstpm/article/view/61978 <p><em>Cũng như các tài sản trí tuệ khác, sáng kiến cũng có đặc tính vô hình và bản chất tri thức - thông tin của tài sản trí tuệ nên cùng một thời điểm nhiều chủ thể có thể sử dụng sáng kiến mà không cần hành vi chiếm hữu, đồng thời với tính chất đa dạng, phân tán, không chính thức, cộng thêm những đặc điểm “đổi mới của người dùng”</em><a href="#_ftn1" name="_ftnref1"><em><strong>[1]</strong></em></a><em> đã làm kìm hãm việc công bố, chia sẻ sáng kiến và hạn chế tạo sáng kiến mới. Điều này đặt ra những cơ chế riêng đối với việc khuyến khích công bố, chia sẻ sáng kiến, </em><em>áp dụng sáng kiến, đầu tư tạo ra sáng kiến. Để thiết kế được cơ chế riêng này trước hết cần xem xét, đánh giá một cách có hệ thống những vấn đề về sáng kiến, hoạt động sáng kiến, nhằm điều chỉnh, hoàn thiện cơ chế chính sách khuyến khích công bố, chia sẻ sáng kiến với cộng đồng.</em></p> <p><strong><em>Mã số: </em></strong><em>21041901</em></p> Khổng Quốc Minh Hoàng Anh Phạm Văn Hồng Bản quyền (c) 2021 Tạp chí Chính sách và Quản lý Khoa học và Công nghệ 2021-10-09 2021-10-09 10 1+2 50 61 Tác động của khoa học mở đối với hoạt động khoa học và công nghệ và gợi suy chính sách cho Việt Nam https://vjol.info.vn/index.php/jstpm/article/view/61979 <p><em>Khoa học mở là chủ đề được các học giả trên thế giới quan tâm nghiên cứu trong khoảng gần hai thập niên trở lại đây. Kết quả nghiên cứu (KQNC) cho thấy, khoa học mở là một cách tiếp cận mới cho quy trình nghiên cứu khoa học, được tiến hành thông qua hoạt động hợp tác và cách thức mới để lan tỏa tri thức rộng rãi và nhanh chóng dựa trên nền tảng công nghệ số. </em><em>Bài viết này tập trung phân tích, chỉ rõ những tác động tích cực và thách thức đặt ra của khoa học mở đối với hoạt động KH&amp;CN, đánh giá khái quát thực trạng chính sách có liên quan đến khoa học mở ở Việt Nam, trên cơ sở đó, đề xuất một số gợi suy về chính sách thúc đẩy phát triển khoa học mở ở Việt Nam. </em></p> <p><strong><em>Mã số: </em></strong><em>21042001</em></p> Hà Công Hải Bản quyền (c) 2021 Tạp chí Chính sách và Quản lý Khoa học và Công nghệ 2021-10-09 2021-10-09 10 1+2 62 80 Đánh giá tác động của công nghệ thông tin di động thế hệ thứ 5 (5G) đến các ngành kinh tế và đề xuất lộ trình triển khai các dịch vụ 5G tại Việt Nam https://vjol.info.vn/index.php/jstpm/article/view/61980 <p><em>Trong thời gian qua, mạng thông tin di động 5G ở Việt Nam đang được triển khai từng bước cùng nhịp với thế giới và </em><em>dự kiến</em><em> triển khai thương mại hóa 5G trong thời gian</em><em> sắp tới. Vì vậy, v</em><em>iệc chủ động </em><em>nghiên cứu, </em><em>đánh giá những ứng dụng tiềm năng, dự báo tác động của công nghệ di động 5G đến các ngành kinh tế </em><em>để</em> <em>làm căn cứ đề xuất </em><em>định hướng </em><em>lộ trình phát triển các ứng dụng 5G tiềm năng tại Việt Nam là rất cần thiết. Góp phần giúp các nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp viễn thông có thêm một bức tranh tham khảo về tương lai của sự phát triển của 5G tại Việt Nam trước khi 5G được triển khai </em><em>thương mại </em><em>trên diện rộng</em><em>. Với </em><em>trên</em><em> 2.000 </em><em>mẫu khảo sát</em><em> về những ứng dụng tiềm năng của 5G theo quan điểm của người sử dụng, nhóm nghiên cứu</em><em> xác định xu hướng và nhu cầu của xã hội đối với </em><em>các </em><em>dịch vụ </em><em>5G </em><em>mới mẻ này. Sử dụng mô hình phân tích IO trên các lĩnh vực kinh tế của Việt Nam để </em><em>dự báo tác động của 5G đến các ngành kinh tế-xã hội </em><em>vào các thời điểm </em><em>(năm </em><em>2025 và </em><em>năm </em><em>2030</em><em>),</em><em> từ đó</em><em>,</em><em> đề xuất một số định hướng trong </em><em>lộ trình triển khai các ứng dụng tiềm năng 5G </em><em>tại </em><em>Việt Nam. Nội dung b</em><em>ài báo đã thể hiện </em><em>một phần kết quả </em><em>nghiên cứu </em><em>của </em><em>đề tài cấp nhà nước: “Nghiên cứu đề xuất lộ trình và chính sách triển khai 5G tại Việt Nam” Mã số: ĐTĐLCN-10/</em><em>2</em><em>0.</em></p> <p><strong><em>Mã số</em></strong><em>: 21012501</em></p> Đặng Thị Hoa Trần Minh Tuấn Nguyễn Phi Hùng Nguyễn Gia Bắc Đồng Hoàng Vũ Đào Thị Lan Anh Bản quyền (c) 2021 Tạp chí Chính sách và Quản lý Khoa học và Công nghệ 2021-10-09 2021-10-09 10 1+2 81 89 Gợi mở ban đầu về định hướng chính sách, giải pháp phát triển và ứng dụng Internet kết nối vạn vật (IOT) ở Việt Nam đến năm 2025 https://vjol.info.vn/index.php/jstpm/article/view/61981 <p><em>Là một quốc gia đang ở mức thu nhập trung bình, Việt Nam có thể khai thác cơ hội có được từ Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 để nhanh chóng chuyển đổi từ mô hình tăng trưởng dựa trên yếu tố nguồn lực sang tăng trưởng dựa vào năng suất và hiệu quả, đồng thời, tiếp cận dần đến mô hình tăng trưởng dựa trên đổi mới sáng tạo. Internet kết nối vạn vật là một lĩnh vực nhiều tiềm năng có thể giúp Việt Nam đạt được kỳ vọng đó nếu Việt Nam lựa chọn cho mình một cách đi phù hợp. Bài viết trình bày một số nhận định ban đầu về quan điểm, nguyên tắc và biện pháp xây dựng định hướng chính sách và giải pháp phát triển và ứng dụng IoT ở Việt Nam đến năm 2025. </em></p> <p><strong><em>Mã số</em></strong><em>: 20112401</em></p> Dương Khánh Dương Bạch Tân Sinh Bản quyền (c) 2021 Tạp chí Chính sách và Quản lý Khoa học và Công nghệ 2021-10-09 2021-10-09 10 1+2 90 101 Một số vấn đề về tiềm lực khoa học và công nghệ của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào https://vjol.info.vn/index.php/jstpm/article/view/61982 <p><em>Tiềm lực khoa học và công nghệ (KH&amp;CN) là nền tảng quan trọng trong quá trình phát triển nền KH&amp;CN của một quốc gia. Để có cơ sở định hướng phát triển KH&amp;CN, nhiều quốc gia đã tổ chức hoạt động điều tra, thống kê để đánh giá được thực trạng tiềm lực KH&amp;CN, từ đó có những sách lược ưu tiên phát triển các hoạt động KH&amp;CN quốc gia phù hợp. </em></p> <p><em>Trong khu vực ASEAN, CHDCND Lào là quốc gia có nhiều nỗ lực trong thúc đẩy phát triển nền KH&amp;CN bản địa. Tuy nhiên, qua các nghiên cứu quốc tế, dường như có rất ít thông tin, số liệu cụ thể về tiềm lực KH&amp;CN của Lào. </em></p> <p><em>Với sự hỗ trợ của các đồng nghiệp tại Viện Quản lý KH&amp;CN, Bộ KH&amp;CN Lào, bài viết này sẽ bước đầu làm rõ bức tranh tiềm lực KH&amp;CN của Lào, đồng thời, chỉ ra một số vấn đề trong định hướng phát triển KH&amp;CN của Lào thời gian qua và trong giai đoạn sắp tới.</em></p> <p><strong><em>Mã số:</em></strong><em> 21040101</em></p> Nguyễn Hoàng Hải Đỗ Quang Khải Bản quyền (c) 2021 Tạp chí Chính sách và Quản lý Khoa học và Công nghệ 2021-10-09 2021-10-09 10 1+2 101 120