Định vị tổ chức trung gian của thị trường KH&CN trong quản lý nhà nước về đổi mới sáng tạo.

  • Phạm Đức Nghiệm
  • Tạ Bá Hưng
  • Nguyễn Hữu Xuyên
Từ khóa: Định vị tổ chức trung gian, sản xuất kinh doanh

Tóm tắt

Sự nỗ lực của bên cung trong việc đưa hàng hóa khoa học và công nghệ (KH&CN) tới bên cầu và việc cố gắng tìm kiếm, lựa chọn của bên cầu về tiếp nhận, ứng dụng hàng hóa KH&CN thích hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh là những hoạt động thiết yếu nhưng chưa đủ để mang lại giá trị gia tăng cao. Lý do là bởi hàng hóa KH&CN có tính phức tạp, đặc thù và điều này dẫn tới sự hình thành, phát triển các tổ chức trung gian đủ mạnh của thị trường KH&CN để hỗ trợ thương mại hóa, kết nối cầu - cung. Bài viết làm rõ sự cần thiết phải khẳng định vị trí, tầm quan trọng của tổ chức trung gian của thị trường KH&CN trong bối cảnh Đảng, Nhà nước đang đẩy nhanh việc hoàn thiện chức năng, phương thức quản lý nhà nước về đổi mới sáng tạo, theo hướng chuyển hóa “tri thức” thành “giá trị kinh tế” thay vì tập trung nhiều vào quá trình tạo ra tri thức và lan tỏa tri thức như hiện nay.

Tác giả

Phạm Đức Nghiệm

Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp KH&CN

Tạ Bá Hưng

Ban chủ nhiệm Chương trình phát triển thị trường KH&CN

Nguyễn Hữu Xuyên

Viện Nghiên cứu sáng chế và Khai thác công nghệ

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-06-16
Chuyên mục
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ