Công nghệ tạo vaccine cúm gia cầm nguồn gốc thực vật: Từ nghiên cứu đến định hướng ứng dụng tại Việt Nam.

  • Phạm Bích Ngọc, Phạm Thị Vân
Từ khóa: vaccine cúm gia cầm, nguồn gốc thực vật

Tóm tắt

Cúm gia cầm thể độc lực cao (Highly pathogenic avian influenza - HPAI) do virus cúm type A (như A/H5N1, A/H5N6, A/H7N9…) gây ra là bệnh truyền nhiễm cấp tính có tốc độ lây lan nhanh, với tỷ lệ gây chết cao trong đàn gia cầm bị bệnh. Dịch cúm gia cầm liên tục tái phát hàng năm với tốc độ lây lan nhanh và diễn biến phức tạp. Hàng chục triệu gia cầm và thuỷ cầm đã bị chết hoặc bị tiêu huỷ, gây thiệt hại nặng nề cho ngành chăn nuôi trong nước. Tiêm phòng luôn được xem là biện pháp khả thi nhất về mặt kinh tế để bảo vệ gia cầm khỏi bệnh cúm. Hiện nay, Viện Công nghệ sinh học (IBT), Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Việt Nam đã nghiên cứu vaccine cúm gia cầm nguồn gốc từ thực vật có khả năng bảo hộ gia cầm lên tới trên 90%. Kết quả này đã mở ra triển vọng mới trong việc phát triển vaccine có nguồn gốc từ thực vật phòng bệnh cúm gia cầm ở Việt Nam.

Tác giả

Phạm Bích Ngọc, Phạm Thị Vân

Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-10-15
Chuyên mục
KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO