https://vjol.info.vn/index.php/khoahocsuckhoe-HPMU/issue/feed Tạp chí Khoa học Sức khỏe 2024-01-09T12:06:38+07:00 Cao Đức Tuấn jhs@hpmu.edu.vn Open Journal Systems <p><strong>Tạp chí của Trường Đại học Y Dược Hải Phòng</strong></p> https://vjol.info.vn/index.php/khoahocsuckhoe-HPMU/article/view/83506 Một số yếu tố liên quan đến rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp được can thiệp động mạch vành tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp 2023-09-13T11:49:14+07:00 Mạnh Tân Vũ vmtan@hpmu.edu.vn <p><strong><em>Mục tiêu</em></strong>: Nhận xét đặc điểm và một số yếu tố liên quan đến rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp được can thiệp động mạch vành tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp. <strong><em>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</em></strong> nghiên cứu mô tả trên 93 bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp được can thiệp động mạch vành từ 7/2021 đến tháng 4/2022, ghi holter điện tim 24h trong vòng 24h đầu kể từ khi nhập viện, phân tích rối loạn nhịp và các yếu tố liên quan. <strong><em>Kết quả nghiên cứu:</em></strong> Tuổi trung bình: 70,12 ± 12,21, đa số ≥ 60 tuổi, nam (63,44%) nhiều hơn nữ (36,56%). 54,80% trường hợp sau nhồi máu cơ tim cấp có rối loạn nhịp tim. Tỷ lệ rối loạn nhịp thất chung 32,26%; ngoại tâm thu thất 30,11%. Tỷ lệ rối loạn nhịp trên thất 43,91%; rung nhĩ 15,05%. Chưa thấy liên quan giữa giới tính, loại nhồi máu, thời gian cửa bóng sau 6h và 12h với rối loạn nhịp tim (OR= 0,74; 95%CI= 0,31-1,72; p= 0,62), (OR = 0,73; 95%CI = 0,32-1,70; p= 0,61), (OR= 1,83; 95%CI= 0,78-4,31; p= 0,24), (OR= 1,29; 95%CI= 0,41-3,96; p= 0,66). Chưa thấy liên quan giữa vị trí nhồi máu thành trước và rối loạn nhịp thất (OR= 1,04; 95%CI= 0,35-3,07; p= 0,99). Bệnh nhân NMCT cấp có phân số tống máu (EF%) ≤ 40% có nguy cơ gia tăng rối loạn nhịp thất so với bệnh nhân có phân số tống máu &gt; 40% (OR=15,50; 95%CI=1,77-135,59; p= 0,01). <strong><em>Kết luận:</em></strong> Ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp được can thiệp động mạch vành thủ phạm, ngoại tâm thu thất và rung nhĩ là các rối loạn thường gặp, phân số tống máu &lt; 40% là yếu tố liên quan tới gia tăng rối loạn nhịp thất.</p> 2023-09-13T05:42:14+07:00 Bản quyền (c) https://vjol.info.vn/index.php/khoahocsuckhoe-HPMU/article/view/83510 Khảo sát sự hài lòng của người bệnh về hoạt động cấp phát thuốc ngoại trú tại Bệnh viện Đại học Y Hải Phòng năm 2022 2023-09-13T11:49:25+07:00 Đình Phong Trương tdphong@hpmu.edu.vn <p>Sự hài lòng của người bệnh về hoạt động cấp phát thuốc ngoại trú là một trong những yếu tố đánh giá chất lượng dịch vụ tại Bệnh viện Đại học Y Hải Phòng. Nghiên cứu cắt ngang đã được tiến hành trên 245 người bệnh đến lĩnh thuốc tại quầy cấp phát thuốc ngoại trú nhằm khảo sát sự hài lòng của người bệnh. Bộ câu hỏi sử dụng trong nghiên cứu bao gồm 34 biến số, trong đó để đánh giá sự hài lòng của người bệnh có 5 yếu tố bao gồm 28 biến quan sát đảm bảo tính tin cậy với hệ số Cronbach’s alpha lớn hơn 0,6. Kết quả phân tích yếu tố khám phá (EFA) đã chỉ ra 4 yếu tố ảnh hưởng đến sự tin cậy của người bệnh với hoạt động cấp phát thuốc ngoại trú bao gồm: sự tin cậy, yếu tố hữu hình, sự cảm thông và năng lực phục vụ của dược sĩ. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích hồi quy đa biến cho thấy: yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến mức độ hài lòng chung là sự tin cậy (B = 0,328) và các yếu tố hữu hình (B=0,269), yếu tố có mức ảnh hưởng thứ 3 là sự cảm thông (B = 0,227) và cuối cùng là năng lực phục vụ (B = 0,159).</p> 2023-09-13T05:48:09+07:00 Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Khoa học Sức khỏe https://vjol.info.vn/index.php/khoahocsuckhoe-HPMU/article/view/83512 Nghiên cứu các trải nghiệm bất lợi thời thơ ấu của bệnh nhân loạn thần do sử dụng methamphetamine điều trị tại Bệnh viện Tâm thần Hải Phòng năm 2022 2023-09-13T11:49:33+07:00 Sao Mai Lê saomaidhyhp@gmail.vn <p>Trải nghiệm bất lợi thời thơ ấu có thể liên quan đến nhiều khía cạnh trong cuộc sống khi con người trường thành trong đó có vấn đề sử dụng chất gây nghiện.&nbsp; cứu này với 2 mục tiêu: (1) Mô tả các trải nghiệm bất lợi thời thơ ấu ở bệnh nhân loạn thần do sử dụng methamphetamine điều trị tại bệnh viện Tâm thần Hải Phòng năm 2022 và (2) Mô tả một số yếu tố liên quan đến các trải nghiệm bất lợi thời thơ ấu nói trên. Nghiên cứu mô tả cắt ngang, trên 54 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng methamphetamine theo ICD10. Đối tượng nghiên cứu được thu thập các thông tin về được phỏng vấn về bằng bảng hỏi gồm 10 câu hỏi. Kết quả cho thấy tuổi trung bình 33,5 ± 7,23, đa số bệnh nhân có thời gian sử dụng từ 2-5 năm; 66,67% bệnh nhân trải qua ít nhất 1 tỉ lệ bệnh nhân bị ảnh hưởng tiêu cực từ là 55,56%. 44,44% có thành viên trong gia đình có vấn đề về rượu; 25,93% đối tượng sống với người mắc tù tội; 24,07% có thành viên trong gia đình gặp rối loạn tâm thần và tự tử</p> 2023-09-13T05:52:46+07:00 Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Khoa học Sức khỏe https://vjol.info.vn/index.php/khoahocsuckhoe-HPMU/article/view/83515 Thực trạng sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh tại Trạm y tế xã của người dân huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh năm 2022 2023-09-13T11:49:39+07:00 Thanh Hải Nguyễn nthanhhai@hpmu.edu.vn <p>Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 450 hộ gia đình thuộc huyện Vân Đồn, Quảng Ninh năm 2022 để mô tả thực trạng sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh tại trạm y tế (TYT) xã của người dân. Kết quả cho thấy có 355 người ốm trong năm thuộc 275 hộ gia đình, trong đó có 330 người (93%) sử dụng dịch vụ y tế tại TYT. Người sử dụng dịch vụ tại TYT chủ yếu là người mắc bệnh nhẹ, vừa chiếm 97,3%. Nhóm tuổi sử dụng dịch vụ nhiều nhất là từ 16-60 tuổi (53,6%), trong khi người trên 60 tuổi chiếm 24,5%. Có 96,1% người bệnh đến TYT được kê đơn, cấp thuốc; 93,6% cho rằng trang thiết bị tại TYT đảm bảo và 95,8% tin tưởng vào trình độ chuyên môn của nhân viên y tế tại TYT. 35,5% cho rằng lý do khám tại TYT là do gần nhà; 31,5% do chất lượng tốt, phục vụ tốt. Đa phần người dân trả mức dưới 100.000 đồng cho một lần khám chữa bệnh, và 75,8% số người cho rằng mức chi phí này là phù hợp với họ. Cần có các nghiên cứu sâu hơn về các yếu tố liên quan đến việc sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh tại TYT xã của người dân để có các biện pháp cải thiện chất lượng dịch vụ hiệu quả hơn, nhằm thu hút người dân địa phương khám chữa bệnh tại TYT.</p> 2023-09-13T05:55:59+07:00 Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Khoa học Sức khỏe https://vjol.info.vn/index.php/khoahocsuckhoe-HPMU/article/view/83517 Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến trầm cảm sau sinh ở phụ nữ tại Hải Phòng 2023-09-13T11:49:46+07:00 Khắc Tân Chu cktan@hpmu.edu.vn <p>Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên 284 phụ nữ đang nuôi con nhỏ dưới 3 tháng tuổi ở Hải Phòng nhằm mô tả thực trạng rối loạn trầm cảm sau sinh và một số yếu tố liên quan. Kết quả cho thấy nhóm tuổi 25-25 chiếm 60,56%, đang có chồng là 98,94%, có từ 1 đến 2 con chiếm 95,42%, hoạt động thể lực trong thời kỳ mang thai (TB ± SD) là 127,3 ± 63,6 MET-hours/tuần, tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ là 21,13%,&nbsp; tỷ lệ trầm cảm sau sinh được là 4,2%, phụ nữ có hoạt động thể lực trong thời kỳ mang thai đạt mức khuyến nghị có điểm trầm cảm thấp hơn so với những người hoạt động thể lực không đạt mức khuyến nghị (p=0,01), hoạt động thể thao/ giải trí có tương quan nghịch chiều với trầm cảm sau sinh (rho=-0,13, p=0,03).</p> 2023-09-13T05:58:57+07:00 Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Khoa học Sức khỏe https://vjol.info.vn/index.php/khoahocsuckhoe-HPMU/article/view/83520 Khảo sát thành phần hóa học của một số cây thuốc thu hái tại vùng ven biển Cát Hải, Hải Phòng 2023-09-13T11:49:51+07:00 Thị Quỳnh Mai Ngô ntqmai@hpmu.edu.vn <p>Nghiên cứu được thực hiện trên 7 loài thực vật thu hái tại vùng biển ngập mặn Cát Hải, Hải Phòng, bao gồm: Cỏ tai hùm (<em>Erigeron canadensis</em> L., Asteraceae), Cốc trắng (<em>Lumnitzera racemosa</em> Willd, Combretaceae), Muống biển (<em>Ipomoea pes-caprae</em>), Na biển (<em>Annona glabra</em>, Annonaceae), Sài hồ nam (<em>Pluchea pteropoda</em>, Asteraceae), Rau muối (<em>Chenopodium ficifolium</em> Smith, Amaranthaceae), Vọng đắng (<em>Clerodendrum inerme</em>, Lamiaceae). Các mẫu nghiên cứu được khảo sát thành phần hóa học và định lượng polyphenol tương ứng bằng các phản ứng hóa học đặc trưng và thuốc thử Folin-Ciocalteu. Kết quả thu được phát hiện sự có mặt của carotenoid, polyphenol, tanin trong các dược liệu Cốc trắng, Cỏ tai hùm, Muống biển, Na biển, Rau muối, Vọng đắng và Sài hồ nam. Sắc ký đồ của cao toàn phần và các phân đoạn phần trên mặt đất các dược liệu trên cũng được ghi nhận, làm cơ sở cho các nghiên cứu về thành phần hóa học tiếp theo. Hàm lượng polyphenol của các dược liệu Cốc trắng, Cỏ tai hùm, Muống biển, Na biển, Rau muối, Vọng đắng và Sài hồ nam lần lượt là 33.18, 3.96, 7.04, 16.34, 4.76, 11.32 và 44.29 mg/g dược liệu khô. Hai loài có hàm lượng polyphenol cao là Sài hồ nam và Vọng đắng có thể là các nguồn tiềm năng cho các nghiên cứu về sản phẩm bảo vệ sức khỏe cho con người.</p> 2023-09-13T06:01:48+07:00 Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Khoa học Sức khỏe https://vjol.info.vn/index.php/khoahocsuckhoe-HPMU/article/view/83522 Nghiên cứu tối ưu hóa điều kiện xử lý phenol trong nước thải phòng thí nghiệm bằng phương pháp oxy hóa nâng cao 2023-09-13T11:49:58+07:00 Văn Dưỡng Nguyễn duongnv@hpmu.edu.vn <p><strong><em>Đặt vấn đề:</em></strong> Các chất hữu cơ độc hại như phenol thường rất bền, khó bị oxy hóa bởi các tác nhân oxy hóa thông thường. Việc tìm ra tác nhân oxy hóa mạnh, có thể oxy hóa các chất hữu cơ bền, độc hại thành CO<sub>2</sub> và H<sub>2</sub>O là những chất không gây ô nhiễm là cần thiết. <strong><em>Mục tiêu, đối tượng, phương pháp nghiên cứu:</em></strong> Đề tài được thực nhiện nhằm tối ưu hóa các điều kiện của phương pháp oxy hóa nâng cao ứng dụng xử lý phenol trong nước thải bằng các phương pháp hóa học thực nghiệm. <strong><em>Kết quả nghiên cứu:</em></strong> Độ chuyển hóa phenol tăng lên theo thời gian, với thời gian t = 180 phút thì phenol hầu như bị chuyển hóa hoàn toàn (α = 98,57%). Kết quả khảo sát hiệu suất xử lý COD tốt nhất tại các điều kiện: pH = 11, [Co<sup>2+</sup>]<sub>0</sub> ≥ 10<sup>-3</sup>mol/l; [H<sub>4</sub>L]<sub>0</sub>: [Co<sup>2+</sup>]<sub>0</sub> = 1; [H<sub>2</sub>O<sub>2</sub>]<sub>0</sub> ≥ 10<sup>-2</sup>M, t ≥ 180 phút. <strong><em>Kết luận: </em></strong>Đã xác định được các điều kiện tối ưu trong quá trình xử lý phenol bằng H<sub>2</sub>O<sub>2</sub> dưới tác dụng xúc tác của phức Co (II) – Axit xitric: pH = 11, [Co<sup>2+</sup>]<sub>0</sub> ≥ 10<sup>-3</sup> mol/l; [H<sub>4</sub>L]<sub>0</sub>: [Co<sup>2+</sup>]<sub>0</sub> = 1; [H<sub>2</sub>O<sub>2</sub>]<sub>0</sub> ≥ 10<sup>-2</sup>M, t ≥ 180 phút. Tại các điều kiện tối ưu và sau 180 phút, phenol gần như bị chuyển hóa hoàn toàn (α = 98,57%), chứng tỏ phức xúc tác tạo bởi Co<sup>2+</sup> và H<sub>4</sub>L có hoạt tính rất mạnh, mẫu nước thải chứa phenol sau xử lý đạt QCVN 08-MT:2015/BTNMT.</p> 2023-09-13T06:04:33+07:00 Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Khoa học Sức khỏe https://vjol.info.vn/index.php/khoahocsuckhoe-HPMU/article/view/83524 Thực trạng thay đổi tiêu cực về nhận thức sau mắc COVID-19 và một số yếu tố liên quan ở sinh viên Y khoa trường Đại học Y Dược Hải Phòng năm 2022 2023-09-13T11:50:04+07:00 Thị Diệu Hiền Lê ltddhien@hpmu.edu.vn <p>Tỷ lệ biểu hiện triệu chứng rối loạn stress sau sang chấn (PTSD: Post-traumatic stress disorder) ở nhân viên y tế trên toàn cầu đang gia tăng kể từ khi xuất hiện đại dịch COVID-19. Tại một số quốc gia trong đó có Việt Nam, PTSD đã được coi là một trong những tình trạng hậu COVID-19 thường gặp nhất và thay đổi tiêu cực về nhận thức được biết đến là một trong những triệu chứng chính của PTSD. Một nghiên cứu mô tả cắt ngang bằng bảng đánh giá triệu chứng PTSD theo DSM-5 (PCL-5: PTSD Checklist for DSM-5) trên 540 sinh viên Y khoa từ tháng 01 đến tháng 06 năm 2022 nhằm mô tả tỷ lệ biểu hiện triệu chứng PTSD và một số yếu tố liên quan đến thay đổi tiêu cực về nhận thức ở sinh viên Y khoa trường Đại học Y Hải Phòng sau mắc COVID-19. Kết quả cho thấy: Tỷ lệ sinh viên Y khoa biểu hiện triệu chứng PTSD sau mắc COVID-19 là 42,78% và tỷ lệ sinh viên thay đổi tiêu cực về nhận thức là 6,9%. Mắc COVID-19 nhiều hơn 1 lần (OR=2,76; 95%CI: 1,07-7,08; p&lt;0,05); tuổi từ 19 đến 21 (OR=2,06; 95%CI: 1,05-4,07; p&lt;0,05); từng tham gia chống dịch (OR=9,96; 95%CI: 1,35-73,47; p&lt;0,01) là những yếu tố có liên quan đến thay đổi tiêu cực về nhận thức. Cung cấp kiến thức về sức khoẻ tâm thần và chủ động khám sàng lọc sức khỏe tâm thần là cần thiết cho sinh viên Y khoa.</p> 2023-09-13T06:07:50+07:00 Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Khoa học Sức khỏe https://vjol.info.vn/index.php/khoahocsuckhoe-HPMU/article/view/83525 Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị thai bám sẹo mổ lấy thai tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng 2023-09-13T11:50:09+07:00 Văn Đức Trần tvduc@hpmu.edu.vn <p>Nghiên cứu mô tả cắt ngang nhằm <strong><em>mục tiêu:</em></strong> (1) Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của các trường hợp thai bám sẹo mổ lấy thai tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng. (2) Nhận xét kết quả xử trí thai bám ở sẹo mổ lấy thai ở những thai phụ trên. <strong><em>Đối tượng nghiên cứu:</em></strong> bao gồm các thai phụ có thai bám tại sẹo mổ lấy thai được chẩn đoán và xử trí tại Bệnh viện Phụ Sản Hải Phòng. <strong><em>Kết quả: </em></strong>Triệu chứng lâm sàng: ra máu âm đạo: 20,8%, đau bụng vùng hạ vị: 12,5%, không biểu hiện triệu chứng lâm sàng: 33,3%; Triệu chứng cận lâm sàng: 63,5% bệnh nhân có phân nhóm Cross-over sign(COS): COS-1, 26,0% thuộc nhóm COS-2+ và 10,4% thuộc nhóm COS-2-; 66,7% có tăng sinh mạch tại kênh vết mổ; Kết quả điều trị: Trong các trường hợp COS-1 có tăng sinh mạch, hút buồng tử cung có tỉ lệ thành công là 92,9%; nút mạch kết hợp nội soi buồng tử cung có tỉ lệ thành công 100%. Tất cả các trường hợp COS-2 và các trường hợp không tăng sinh mạch đều điều trị thành công mà không xảy ra biến chứng gì. <strong><em>Kết luận:</em></strong> Thai bám sẹo mổ lấy thai có triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu. Nút mạch kết hợp nội soi buồng tử cung bước đầu cho kết quả điều trị tốt hơn với các trường hợp COS-1 và có tăng sinh mạch.</p> 2023-09-13T06:10:37+07:00 Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Khoa học Sức khỏe https://vjol.info.vn/index.php/khoahocsuckhoe-HPMU/article/view/83527 Thực trạng ảnh hưởng của dịch Covid-19 tới đời sống của sinh viên điều dưỡng chính quy tại Trường Đại học Y Dược Hải Phòng năm 2022 2023-09-13T11:50:14+07:00 Tuấn Anh Hoàng arigato.gau@gmail.com <p>Nghiên cứu mô tả cắng ngang trên sinh viên điều dưỡng chính quy tại Trường Đại học Y Dược Hải Phòng năm 2022, nhằm mô tả thực trạng ảnh hưởng của dịch Covid-19 tới đời sống của sinh viên điều dưỡng. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ đối tượng nghiên cứu mắc Covid-19 là 16,0%, trong tổng số ĐTNC có 85,8% có tổng thu nhập giảm đi. Địa điểm học tập bất tiện và tâm lý chán nản, không hứng thú với học tập có mối liên quan đến việc mắc Covid-19 ở sinh viên điều dưỡng chính quy có ý nghĩa thống kê lần lượt là p&lt;0,05 và p&lt;0,01. Do đó, về phía nhà trường cần chủ động hỗ trợ sinh viên khi dịch bệnh bùng phát cả về vật chất và tinh thần, đẩy mạnh vai trò của CVHT với các lớp sinh viên điều dưỡng để nhanh chóng nắm bắt thông tin và có phối hợp với nhà trường để có phương án xử lý kịp thời; Bài giảng trực tuyến cần phong phú hơn về nội dung và phương pháp giảng dạy, tăng cường bài tập làm việc nhóm, giúp giảm căng thẳng cho người học.</p> 2023-09-13T06:13:19+07:00 Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Khoa học Sức khỏe https://vjol.info.vn/index.php/khoahocsuckhoe-HPMU/article/view/83530 Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến sự hài lòng của người bệnh điều trị nội trú tại bệnh viện Bãi Cháy, Quảng Ninh, năm 2022 2023-09-13T11:50:20+07:00 Thị Thanh Mai Đinh dtthanhmai@hpmu.edu.vn <p><strong><em>Mục tiêu:</em></strong> Mô tả sự hài lòng và một số yếu tố liên quan về chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại Bệnh viện Bãi Cháy, Quảng Ninh 2022. <strong><em>Phương pháp:</em></strong> Mô tả cắt ngang 400 người bệnh điều trị nội trú tại các khoa lâm sàng bằng bộ câu hỏi phỏng vấn trực tiếp sau khi người bệnh làm xong thủ tục thanh toán ra viện về sự hài lòng với chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh. <strong><em>Kết quả:</em></strong> Tỷ lệ người bệnh hài lòng chung về chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh của bệnh viện là 74,8% Nghiên cứu đã tìm thấy mối liên quan giữa các yếu tố đến sự hài lòng của người bệnh như: người bệnh có thu nhập bình quân ≥ 3 triệu/tháng (OR = 8,8; p &lt; 0,001); Người bệnh đến khám chữa bệnh 1 lần trong 12 tháng qua (OR = 3,0; p &lt; 0,001).</p> 2023-09-13T06:16:21+07:00 Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Khoa học Sức khỏe https://vjol.info.vn/index.php/khoahocsuckhoe-HPMU/article/view/83532 Bất thường tim mạch ở thai hội chứng DiGeorge phát hiện qua siêu âm tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương 2023-09-13T11:50:23+07:00 Thị Thủy Trần tthithuy@hpmu.edu.vn <p><strong><em>Mục tiêu nghiên cứu:</em></strong> Mô tả đặc điểm nhóm thai phụ mang thai hội chứng DiGeorge (DiGeorge Syndrome – DGS) và các bất thường tim mạch ở thai hội chứng DiGeorge phát hiện qua siêu âm. <strong><em>Phương pháp nghiên cứu</em></strong><em>:</em> Mô tả chùm ca bệnh. <strong><em>Kết quả</em></strong><em>:</em> 23/31 thai phụ mang thai DGS có chỉ định chọc ối nằm trong độ tuổi dưới 35, cao gần gấp 3 lần so với nhóm thai phụ nằm trong độ tuổi trên 35 (8 thai phụ tương ứng với 25,8%). Các bất thường tim mạch gặp ở thai hội chứng DiGeorge với tỷ lệ chung là 64,5%. Trong đó tứ chứng Fallot gặp phổ biến nhất với 15 ca (48,4%)&nbsp;; theo sau là thông liên thất đơn độc (4 ca với 12,9%) và bất thường mạch (1 ca với 3,2%). Thời điểm phát hiện bất thường tứ chứng Fallot ở thai hội chứng DiGeorge là khá muộn trung bình ở mốc 20-24 tuần thai (9 trường hợp – 60%). Với 4 trường hợp thông liên thất, thai được phát hiện sớm nhất khi siêu âm 17 tuần 6 ngày, muộn nhất là 24 tuần 4 ngày. Bất thường&nbsp; mạch được phát hiện ở siêu âm thai 22 tuần với các biểu hiện&nbsp;: hẹp đường ra thất trái, giãn quai động mạch chủ. <strong><em>Kết luận</em></strong><em>:</em> Không có mối liên quan giữa tăng tỷ lệ thai hội chứng DiGeorge theo tuổi mẹ. Bất thường tim mạch là bất thường phổ biến ở thai hội chứng DiGeorge với 64,5% (20/31 trường hợp), trong đó tứ chứng Fallot đặc hiệu nhất cho DGS với 15 trường hợp chiếm 48,4%, theo sau là 4 trường hợp thông liên thất (12,9%), 1 trường hợp bất thường mạch chiếm 3,2%. Thời điểm phát hiện bất thường tim mạch khá muộn thường tập trung ở tuần 20 -22.</p> 2023-09-13T06:19:03+07:00 Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Khoa học Sức khỏe https://vjol.info.vn/index.php/khoahocsuckhoe-HPMU/article/view/83535 Nghiên cứu tác dụng của viên nang "Hạ mỡ NK" trên bệnh nhân rối loạn chuyển hoá lipid máu tại bệnh viện Đại học Y Hải Phòng năm 2022 2023-09-13T11:50:27+07:00 Thị Nhi Vũ vtnhi@hpmu.edu.vn <p><strong><em>Mục tiêu:</em></strong> Đánh giá hiệu quả điều trị của viên nang "Hạ mỡ NK" trên bệnh nhân Rối loạn chuyển hoá lipid máu (RLLPM).<sup>2</sup> Đánh giá tác dụng của viên nang "Hạ mỡ NK" trên bệnh nhân có chứng Đàm theo Y học cổ truyền tại Bệnh viện Đại học Y Hải Phòng năm 2022<em>. </em><strong><em>Phương pháp:</em></strong> Nghiên cứu quan sát lâm sàng so sánh trước – sau điều trị trên 45 bệnh nhân được chẩn đoán Rối loạn chuyển hóa Lipid máu tại Bệnh viên đại học y Hải Phòng. <strong><em>Kết quả:</em> </strong>Viên nang "Hạ mỡ NK" có tác dụng cải thiện các chỉ số TC và LDL – C, có kết quả giảm lần lượt là 5,88% và 8,01% với p&lt;0,05. Hiệu quả điều trị chung sau 30 ngày điều trị là 68.9% có hiệu quả tốt, 26.7% ở hiệu quả khá, có 4.4% không hiệu quả và 0% hiệu quả xấu và không thấy có tác động không mong muốn nên chỉ số huyết học và chức năng gan – thận. Hiệu quả điều trị trên chứng Đàm theo Y học cổ truyền là đạt tốt 15.6%, đạt khá 28.9%, không hiệu quả (mức cải thiện triệu chứng ≤ 30%) đạt 55.6% và 0% hiệu quả xấu. Như vậy, viên nang “Hạ mỡ NK” không chỉ có tác dụng giảm các chỉ số lipid máu còn làm giảm nhẹ các triệu chứng gây ra bới chứng Đàm YHCT.</p> 2023-09-13T06:21:38+07:00 Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Khoa học Sức khỏe https://vjol.info.vn/index.php/khoahocsuckhoe-HPMU/article/view/83566 Đánh giá hiệu quả bài thuốc ngâm trĩ trên bệnh nhân sau mổ cắt trĩ tại bệnh viện Đại học Y Hải Phòng 2023-09-13T11:50:32+07:00 Thị Thu Hiền Nguyễn ntthien@hpmu.edu.vn <p><strong><em>&nbsp;Mục tiêu:</em></strong> 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân trước khi mổ trĩ. 2. Đánh giá hiệu quả bài thuốc ngâm trĩ trên bệnh nhân sau mổ cắt trĩ tại Bệnh viện Đại học Y Hải Phòng năm 2022. <strong><em>Đối tượng nghiên cứu:</em> </strong>Gồm 59 bệnh nhân sau mổ cắt trĩ tại Bệnh viện Đại học Y Hải Phòng. <strong><em>Phương pháp nghiên cứu:</em></strong> Can thiệp lâm sàng có đối chứng, nhóm nghiên cứu gồm 28 bệnh nhân được ngâm thuốc Y học cổ truyền, nhóm chứng gồm 31 bệnh nhân được ngâm betadin sau cắt trĩ. <strong><em>Kết quả:</em></strong> nhóm nghiên cứu được ngâm thuốc y học cổ truyền sau mổ trĩ có hiệu quả về cầm máu, chống rỉ ướt, chống sưng nề và hiệu quả giảm đau đều rõ rệt hơn so với nhóm ngâm betadin. <strong><em>Kết luận:</em></strong> Bài thuốc y học cổ truyền “ngâm trĩ” có hiệu quả tốt so với ngâm dung dịch betadin cho bệnh nhân sau mổ cắt trĩ, và không thấy xuất hiện tác dụng không mong muốn.</p> 2023-09-13T11:03:40+07:00 Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Khoa học Sức khỏe https://vjol.info.vn/index.php/khoahocsuckhoe-HPMU/article/view/83567 Kết quả nội soi thắt vòng cao su và tiêm histoacryl cấp cứu chảy máu tiêu hóa do vỡ giãn tĩnh mạch tâm vị (gov1) tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp 2023-09-13T11:50:35+07:00 Thị Thu Trang Vũ vtttrang@hpmu.edu.vn <p><strong><em>Mục tiêu:</em></strong> Đánh giá hiệu quả, độ an toàn của phương pháp thắt vòng cao su và tiêm histoacryl trong điều trị chảy máu do vỡ giãn tĩnh mạch tâm vị (GOV1). <strong><em>Phương pháp:</em></strong> Nghiên cứu mô tả loạt ca bệnh. <strong><em>Đối tượng:</em></strong> 83 bệnh nhân chảy máu tiêu hóa do vỡ giãn tĩnh mạch dạ dày (GOV1) được điều trị tại khoa nội tiêu hóa bệnh viện Việt Tiệp từ tháng 10/2020 đến tháng 9/2022. Kết quả: 83 bệnh nhân, nam 96,39%, tuổi trung bình 57,5 ​​± 10,42 (34-82) tuổi. Có 9 trường hợp (10,84%) được thắt vòng cao su kết hợp với tiêm histoacryl; 50 (60,24%) thắt vòng cao su đơn độc; 24 (28,92%) tiêm histoacryl đơn độc. Số lượng histoacryl trung bình 1,1 ± 0,38 (0,5-1,5) ml. Tỷ lệ thành công kỹ thuật là 100%. Cầm máu cấp cứu là 55/55 bệnh nhân (100%). Tỷ lệ chảy máu tái phát cộng dồn trong 12 tháng (10,84%). Triệt tiêu búi giãn tĩnh mạch tâm vị sau 3 tháng tiêm histoacryl (94,45%), thắt vòng cao su (86,21%). Biến chứng: đau thượng vị là (15,66%); không có trường hợp nào nhiễm trùng huyết và tắc mạch. <strong><em>Kết luận:</em></strong> Nội soi thắt vòng cao su và tiêm histoacryl là phương pháp hiệu quả, an toàn trong điều trị chảy máu do vỡ giãn tĩnh mạch tâm vị (GOV1).</p> 2023-09-13T11:07:55+07:00 Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Khoa học Sức khỏe https://vjol.info.vn/index.php/khoahocsuckhoe-HPMU/article/view/83568 Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi tại Phòng khám tư vấn dinh dưỡng bệnh viện Trẻ em Hải Phòng năm 2022 2023-09-13T11:50:39+07:00 Văn Chức Đặng dvchuc@hpmu.edu.vn <p><strong><em>Mục tiêu.</em></strong> Nghiên cứu được thực hiện để mô tả thực trạng suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi tại Phòng khám dinh dưỡng bệnh viện Trẻ em Hải Phòng năm 2022.<strong> <em>Phương pháp nghiên cứu</em>.</strong> Đối tượng gồm trẻ dưới 5 tuổi đến khám bệnh và tư vấn dinh dưỡng tại phòng khám dinh dưỡng. Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang. <strong><em>Kết quả</em></strong>. Tỷ lệ nhẹ cân,&nbsp; thấp còi và gày còm lần lượt là 10,6%, 12,6% và 14,3%. Cả 3 thể SDD tăng dần theo lứa tuổi và đạt đỉnh cao nhất ở tuổi 36-&lt;48 tháng và giảm ở tuổi 48-&lt;60 tháng. Nhiều trẻ gái nhẹ cân và thấp còi hơn trẻ trai, trẻ trai và trẻ gái đều mắc gầy còm như nhau. Các thể SDD đều gặp tỷ cao là mức độ vừa, cao nhất ở lứa tuổi 36-&lt;48 tháng, mức độ SDD của các thể không khác nhau theo mức độ. <strong><em>Kết luận</em>.</strong> Suy dinh dưỡng là bệnh còn phổ biến ở trẻ đến khám và tư vấn dinh dưỡng tại Phòng khám dinh dưỡng Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng nhất là suy dinh dưỡng gầy còm và thấp còi.</p> 2023-09-13T11:10:35+07:00 Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Khoa học Sức khỏe https://vjol.info.vn/index.php/khoahocsuckhoe-HPMU/article/view/83569 Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến thừa cân béo phì của sinh viên năm nhất trường Đại học Y Dược Hải Phòng năm học 2021-2022 2023-09-13T11:50:43+07:00 Thùy Linh Nguyễn ntlinh@hpmu.edu.vn <p>Nghiên cứu cắt ngang nhằm mô tả thực trạng và một số yếu tố liên quan đến thừa cân béo phì (TCBP) ở sinh viên năm nhất hệ chính quy Trường Đại học Y Dược Hải Phòng năm học 2021-2022. Số liệu được thu thập bằng bộ câu hỏi tự điền và cân đo các chỉ số cân nặng, vòng eo, vòng mông, huyết áp từ 557 sinh viên năm thứ nhất của 7 chuyên ngành khác nhau trong trường. Kết quả cho thấy, có 69 sinh viên TCBP (chiếm 12,4%), trong đó tỉ lệ thừa cân là 46,4%, béo phì (BP) là 53,6%. Các yếu tố liên quan của thừa cân béo phì là giới tính nam (OR=2,5, 95%CI: 1,4 – 4,3); sinh viên có tiền tăng huyết áp (TTHA), tăng huyết áp (THA) (OR=2,3, 95%CI: 1,1 – 4,3). Tất cả các sinh viên, đặc biệt là sinh viên nam có TTHA, THA cần được thông báo để họ chủ động kiểm soát cân nặng và huyết áp, từ đó phòng ngừa được thừa cân béo phì và các diễn biến xấu liên quan.</p> 2023-09-13T11:13:26+07:00 Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Khoa học Sức khỏe https://vjol.info.vn/index.php/khoahocsuckhoe-HPMU/article/view/83570 Kết quả điều trị và một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng của bệnh tay chân miệng tại bệnh viện trẻ em Hải Phòng năm 2021 - 2022 2023-09-13T11:50:47+07:00 Thị Hà Chu ctha@hpmu.edu.vn <p><strong><em>Mục tiêu</em></strong><strong><em>:</em></strong> Nhận xét kết quả điều trị và một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng của bệnh tay chân miệng (TCM) tại bệnh viện Trẻ em Hải Phòng năm 2021-2022. <strong><em>Đối tượng nghiên cứu:</em></strong> 174 trẻ dưới 15 tuổi được chẩn đoán mắc TCM dựa trên tiêu chí lâm sàng và/hoặc cận lâm sàng theo hướng dẫn của Bộ Y tế năm 2012. Thời gian nghiên cứu: 01/2021 đến 05/2022. <strong><em>Phương pháp:</em></strong> mô tả hồi cứu.<strong> <em>Kết quả:</em> </strong>Bệnh có xu hướng tăng cao vào hai thời điểm từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 8 đến tháng 10. Tỉ số nam/nữ là 1,52; độ tuổi từ 12 tháng đến 36 tháng chiếm 61,5%. Lý do vào viện vì sốt, loét miệng hoặc cả hai chiếm 82,8%. Xét nghiệm PCR tìm virus gây bệnh kết quả có 4/7 (57,1%) trường hợp dương tính với EV71 và có 3/7 (42,9%) trường hợp âm tính. Bệnh nhân không loét miệng trong thời gian bị bệnh có nguy cơ mắc TCM có biến chứng thần kinh cao hơn so với trẻ có loét miệng. Trẻ có sốt cao trên 39<sup>o</sup>C có nguy cơ mắc TCM có biến chứng thần kinh cao hơn so với trẻ không sốt hoặc sốt dưới 39<sup> o</sup>C. Thời gian nằm viện của bệnh nhân chủ yếu dưới 7 ngày<em>. </em><strong><em>Kết luận</em></strong><em>:</em> Triệu chứng không loét miệng và sốt trên 39<sup>o</sup>C là các yếu tố làm nặng bệnh. Thời gian nằm viện khoảng 4-7 ngày. Đa số trẻ đỡ, khỏi 95,4% (166/174) và được ra viện.</p> 2023-09-13T11:16:48+07:00 Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Khoa học Sức khỏe https://vjol.info.vn/index.php/khoahocsuckhoe-HPMU/article/view/83571 Thực trạng quản lý điều trị ngoại trú bệnh nhân tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế huyện Ninh Giang, Hải Dương năm 2022 2023-09-13T11:50:51+07:00 Thị Thắm Nguyễn nttham@hpmu.edu.vn <p>Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 418 bệnh nhân tăng huyết áp quản lý điều trị ngoại trú tại Trung tâm Y tế huyện Ninh Giang, Hải Dương từ tháng 01/2022 đến tháng 09/2022 nhằm mô tả thực trạng quản lý điều trị của bệnh nhân. Số liệu được được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp bệnh nhân bằng bộ câu hỏi được thiết kế sẵn, đo huyết áp và thu thập các chỉ số nhân trắc học. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bệnh nhân thiếu cân, thừa cân béo phì lần lượt là 14,8% và 33,3%; tỷ lệ bệnh nhân có chỉ số vòng eo/vòng mông&nbsp; tăng là 68,4%. Tỷ lệ bệnh nhân không tuân thủ chế độ ăn, hoạt động thể lực không theo khuyến nghị lần lượt là 52,9% và 29,9%; 56,0% bệnh nhân tuân thủ thuốc điều trị ở mức độ trung bình và 24,4% tuân thủ mức độ thấp theo thang đo Morisky. Tỷ lệ bệnh nhân không đạt huyết áp mục tiêu điều trị là 44,7%. Phòng khám quản lý điều trị ngoại trú cần tư vấn cho bệnh nhân mỗi lần tái khám để nâng cao hiệu quả quản lý điều trị bệnh cho bệnh nhân.</p> 2023-09-13T11:32:00+07:00 Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Khoa học Sức khỏe https://vjol.info.vn/index.php/khoahocsuckhoe-HPMU/article/view/83572 Thực trạng quản lý điều trị bệnh nhân đái tháo đường típ 2 tại Bệnh viện Đa khoa Hạ Long tỉnh Quảng Ninh năm 2022 2023-09-13T11:50:54+07:00 Thị Thúy Hà Trần tttha@hpmu.edu.vn <p>Nghiên cứu mô tả cắt ngang nhằm mô tả thực trạng quản lý điều trị trên 230 bệnh nhân đái tháo đưỡng típ 2 tại Bệnh viện Đa khoa Hạ Long năm 2022. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 20,9% bệnh nhân quản lý điều trị tốt và 79,1% bệnh nhân quản lý điều trị chưa tốt. Trong đó tỷ lệ đạt mục tiêu điều trị là 46,5%; 53,9% bệnh nhân tuân thủ rèn luyện thể lực; 78,7% bệnh nhân tuân thủ chế độ ăn, dinh dưỡng; 78,3% bệnh nhân tuân thủ điều trị thuốc và 97,4% bệnh nhân tuân thủ tái khám. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ quản lý điều trị còn thấp là vấn đề cần được các bác sỹ Bệnh viện đa khoa Hạ Long quan tâm tìm hiểu nguyên nhân và đề ra giải pháp phù hợp để cải thiện tỷ lệ quản lý điều trị, nâng cao hiệu quả chăm sóc bệnh nhân.</p> 2023-09-13T11:34:38+07:00 Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Khoa học Sức khỏe https://vjol.info.vn/index.php/khoahocsuckhoe-HPMU/article/view/83573 Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến nhiễm giun đường ruột ở người dân xã Đoàn Xá, Kiến Thụy, Hải Phòng, năm 2022 2023-09-13T11:50:57+07:00 Thị Huyền Sương Nguyễn nthsuong@hpmu.edu.vn <p>Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 350 người dân trong diện nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ nhiễm đến giun đường ruột và một số yếu tố liên quan tới bệnh nhiễm giun đường ruột ở người dân xã Đoàn Xá, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng, năm 2022. Kết quả và kết luận cho thấy: tỷ lệ nhiễm giun đường ruột chung của người dân là 4,6%. Nhiễm cao nhất ở: nhóm tuổi 60 – 69 tuổi (7,0 %). Có mối liên quan giữa nhiễm giun đường ruột với kiến thức đúng về tác hại của bệnh (OR = 4,587), cách xử lý rác thải (OR = 3,248), nguồn nước đang sử dụng (OR = 3,044) và thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh của người dân (OR = 11,664).</p> 2023-09-13T11:39:16+07:00 Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Khoa học Sức khỏe https://vjol.info.vn/index.php/khoahocsuckhoe-HPMU/article/view/83574 Ca lâm sàng phục hình implan đơn lẻ có sử dụng scan trong miệng 2024-01-09T12:05:32+07:00 Quốc Uy Đỗ Dquy@hpmu.edu.vn <p>Phục hình răng trên implant giúp đảm bảo các chức năng ăn nhai, phát âm, thẩm mỹ... Bài báo trình bày về ca lâm sàng bệnh nhân nữ 23 tuổi, mất răng 26 cách đây 1 năm. Bệnh nhân được điều trị cấy ghép Implant và phục hình sứ trên Implant có sử dụng kỹ thuật lâý dấu bằng scan trong miệng. Kết quả phục hồi răng đã mất bằng phục hình sau cùng trên Implant.</p> 2023-09-13T11:43:44+07:00 Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Khoa học Sức khỏe https://vjol.info.vn/index.php/khoahocsuckhoe-HPMU/article/view/83575 Đánh giá sai số trong cấy ghép implant đơn lẻ có sử dụng máng hướng dẫn phẫu thuật 2024-01-09T12:06:38+07:00 Thành Nam Lê Ltnam@hpmu.edu.vn <p>Mục tiêu quan trọng để cấy ghép implant thành công là vị trí implant lý tưởng chính xác theo 3 chiều trong xương hàm, tồn tại lâu dài, đảm bảo được chức năng và thẩm mỹ. Việc sử dụng máng hướng dẫn phẫu thuật (MHDPT) trong cấy ghép implant được cho là mang lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên MHDPT vẫn có xuât hiện những sai số nhất định do quá trình thiết kế, in ấn hay quy trình phẫu thuật. Bài báo trình bày về một trường hợp lâm sàng bệnh nhân nữ 45 tuổi, mất 2 răng 36-46 khoảng một năm do sâu vỡ thân không điều trị. Bệnh nhân được cấy ghép Implant có sử dụng máng hướng dẫn phẫu thuật. Sau phẫu thuật, bệnh nhân được khảo sát với phim CT-Conebeam, đánh giá sai số của kết quả điều trị với kế hoạch thiết kế ban đầu. Kết quả cho thấy có sự sai số nhất định giữa kế hoạch và thực tế lâm sàng, tuy nhiên sai số ở mức chấp nhận được và máng hướng dẫn phẫu thuật góp phần cải thiện chất lượng điều trị.</p> 2023-09-13T11:46:31+07:00 Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Khoa học Sức khỏe https://vjol.info.vn/index.php/khoahocsuckhoe-HPMU/article/view/83576 Tính chuyên nghiệp trong thực hành y khoa 2023-09-13T11:51:10+07:00 Thị Vân Anh Phạm ptvananh@hpmu.edu.vn <p>Cùng với sự phát triển đi lên của đời sống xã hội, sự phát triển của các loại hình dịch vụ xã hội, ngày càng có nhiều bằng chứng về sự suy giảm niềm tin của công chúng với ngành Y và sự đe doạ đối với các giá trị nghề nghiệp của người thầy thuốc. Điều này thúc đẩy mạnh mẽ sự nhìn nhận lại về tầm quan trọng và sự quan tâm tới đào tạo tính chuyên nghiệp cho sinh viên khối ngành sức khoẻ. Bài viết này nhằm cung cấp khái niệm, tầm quan trọng và các biểu hiện ra hành vi của tính chuyên nghiệp trong thực hành Y khoa. Các khái niệm, tầm quan trọng và các thuộc tính của tính chuyên nghiệp được tiếp cận từ các Hiệp hội Y khoa trên thế giới, Bộ Y tế và từ kết quả làm việc của Nhóm Kỹ thuật về tính chuyên nghiệp của 5 trường Đại học Y Dược – Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Thái Bình, Thái Nguyên và Huế.</p> 2023-09-13T11:48:50+07:00 Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Khoa học Sức khỏe