DI TÍCH PHẬT GIÁO CỔ Ở TÂY NGUYÊN TƯ LIỆU VÀ PHÁT HIỆN MỚI
Từ khóa:
Phật giáo, Hindu giáo, Tây Nguyên, Champa
Tóm tắt
Mối quan hệ chặt chẽ về kinh tế, sự giao lưu văn hóa cũng như các yếu tố tộc người giữa Tây Nguyên với miền duyên hải Nam Trung Bộ và các vùng lân cận trong lịch sử đã được khẳng định qua sự hiện diện của các di tích kiến trúc đền, tháp và hiện vật điêu khắc Hindu giáo, Phật giáo cùng với văn bia Champa (thế kỷ VII – XVI) phát hiện trên địa bàn vùng cao nguyên này. Những phát hiện gần đây về các di tích Phật giáo ở Tây Nguyên đã bổ sung thêm tư liệu khảo cổ học về sự giao lưu văn hóa - tín ngưỡng giữa hai khu vực vào giai đoạn sớm trước thế kỷ X.
Nghiên cứu giới thiệu tư liệu về các dấu tích văn hóa cổ liên quan đến Phật giáo và Hindu giáo ở Tây Nguyên, góp phần làm rõ thêm về lịch sử - văn hóa vùng đất này từ thế kỷ VII đến thế kỷ XVI.
điểm /
đánh giá
Phát hành ngày
2024-10-23
Chuyên mục
SỬ HỌC - KHẢO CỔ HỌC - DÂN TỘC HỌC