Từ tự nhiên thần luận đến tư tưởng về nhà nước pháp quyền trong tư tưởng chính trị của John Locke

  • Dương Thị Ngọc Dung
  • Lê Thị Minh Thy

Tóm tắt

     John Locke là một đại diện thứ ba của chủ nghĩa kinh nghiệm-duy vật Anh thế kỷ XVII, đã vận dụng thành công phương án tự nhiên thần luận, vốn là nét đặc trưng của chủ nghĩa duy vật thời ông vào việc luận giải, bảo vệ các quyền cơ bản của con người, tính pháp quyền của nhà nước. Locke khẳng định trạng thái dân sự (nhà nước) chính là sự thể chế hóa quyền con người  trong  môi  trường  xã  hội  dân  sự, trong đó nổi lên ba quyền cơ bản là quyền sống, quyền tự do, quyền sở hữu, đạt đến nhu cầu lý tưởng của con người là hạnh phúc. Những quyền ấy, cùng với nguyên tắc phân quyền trong nhà nước, được ông xem là thiêng liêng, bất khả xâm phạm, vì đó là những quyền do Thượng đế ban tặng cho con người. Như vậy sự thống nhất quyền con người (nhân quyền) và quyền công dân (dân quyền), tính "thần linh" của pháp quyền do Locke nêu ra đã trở thành kích thích tố cho cuộc đấu tranh vì những giá trị tốt đẹp của con người.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2014-01-13
Chuyên mục
TRIẾT HỌC - CHÍNH TRỊ HỌC - LUẬT HỌC