BIẾN ĐỔI XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH GIAO LƯU ĐÔNG-TÂY ĐẦU THẾ KỶ XX: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG VÀ BIẾN CÁCH PHỦ ĐỊNH TRONG VĂN HỌC

  • Huỳnh Vĩnh Phúc

Tóm tắt

Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, trong bối cảnh giao lưu Đông-Tây tạo ra những tác động văn hóa-xã hội mãnh liệt, xã hội Việt Nam chuyển mình từ truyền thống sang hiện đại. Trong tiến trình chuyển biến xã hội đó, nhiều tư tưởng và giá trị của xã hội Nho học truyền thống tỏ ra không thích ứng với xã hội hiện đại đã dần dần bị thay thế bởi những tư tưởng và giá trị mới. Sự thay đổi tư tưởng và giá trị đó được gọi là biến cách phủ định. Biến cách phủ định là một quá trình xã hội chủ đạo trong sự tiến bộ xã hội. Trong quá trình này, điều đầu tiên mà chúng ta có thể nhận thấy được, quan sát được là biến cách hình thức phủ định của ngôn ngữ, tạo ra sự linh hoạt và tự do trong ăn nói; và sau đó là biến cách phủ định xã hội đưa đến những cách tân văn hóa, chính trị, xã hội, v.v.
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2017-02-14
Chuyên mục
VĂN HÓA - VĂN HỌC - NGÔN NGỮ HỌC