DI SẢN VĂN HÓA: BẢO TỒN VÀ THỎA HIỆP (TRƯỜNG HỢP DI TÍCH VÀ LỄ HỘI CỦA NGƯỜI KINH Ở LÀNG VẠN VĨ, TỈNH QUẢNG TÂY, TRUNG QUỐC)

  • Nguyễn Nguyễn Thị Phương Châm

Tóm tắt

 

Trong những năm gần đây, di sản văn hóa và vấn đề bảo tồn di sản văn hóa được nhắc tới rất nhiều trên khắp các phương tiện truyền thông, các hội nghị, hội thảo, diễn đàn, các công trình nghiên cứu ở nhiều cấp độ khác nhau. Điều đó cho thấy sự quan tâm của cả xã hội đối với các di sản văn hóa. Tuy nhiên bảo tồn di sản thế nào là phù hợp? Nên can thiệp vào di sản tới đâu, can thiệp thế nào và ai có quyền trong việc can thiệp đó? Mối quan hệ giữa bảo tồn di sản và khai thác di sản phục vụ lợi ích kinh tế xã hội và văn hóa?,… Trong bài viết này chúng tôi sẽ không bàn luận quá sâu vào các vấn đề lý luận của bảo tồn di sản văn hóa mà sẽ giới thiệu một hình thức bảo tồn di sản văn hóa tại một làng người Kinh ở Trung Quốc, đó là hình thức bảo tồn di sản văn hóa mang tính "xã hội hóa" rất cao và được thực hiện một cách chủ động bởi chính những chủ thể văn hóa. Với sự chú trọng đặc biệt tới di sản văn hóa (nhất là di tích và lễ hội), người Kinh ở đây đã nỗ lực rất nhiều trong việc tạo dựng một bức tranh di sản nhiều màu để khẳng định nét văn hóa đặc sắc của dân tộc mình trên đất Trung Quốc.

Tác giả

Nguyễn Nguyễn Thị Phương Châm
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2018-01-09
Chuyên mục
VĂN HÓA - VĂN HỌC - NGÔN NGỮ HỌC