HẦU HỘI TRONG THỰC HÀNH TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU CỦA NGƯỜI VIỆT Ở ĐÀ LẠT, LÂM ĐỒNG

  • Bùi Thị Thoa

Tóm tắt

Hầu hội là một trong hai hình thức lên đồng đã và đang tồn tại trong sinh hoạt tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt tại Đà Lạt. Nghi lễ này được thực hiện bởi các thanh đồng người Việt gốc Huế và các tỉnh miền Trung di cư đến vùng đất này. Bài viết tìm hiểu những đặc trưng trong nghi lễ hầu hội trong so sánh với nghi lễ hầu đồng theo kiểu miền Bắc, đồng thời nêu ra một số tác động tích cực cùng hạn chế của nghi lễ này trong đời sống tâm linh của một bộ phận cư dân Việt tại Đà Lạt, Lâm Đồng hiện nay.

Từ khóa: hầu hội, lên đồng, thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu, người Việt, Lâm Đồng

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2019-01-31
Chuyên mục
SỬ HỌC - KHẢO CỔ HỌC - DÂN TỘC HỌC