ĐÔI NÉT VỀ DUNG HỢP TAM GIÁO THỜI BẮC THUỘC Ở VIỆT NAM

  • Vũ Thị Thanh Thảo

Tóm tắt

Tư tưởng dung hợp tam giáo Nho, Phật, Đạo có phần đóng góp không nhỏ để bảo vệ được chủ quyền của dân tộc và làm phong phú thêm bản sắc văn hóa dân tộc trong công cuộc chống lại quá trình Hán hóa toàn diện mà dân tộc Việt Nam đã thực hiện thành công trong lịch sử. Qua bài viết tác giả trình bày nguyên nhân văn hóa, kinh tế, chính trị của quá trình dung hợp tam giáo thời kỳ Bắc thuộc và những đặc điểm của hình thức dung hợp tam giáo thời này. Ý thức về độc lập, tự chủ, về phương thức sống, về đối nhân xử thế, về chiều hướng phát triển của tư duy; truyền thống văn hóa cùng với tinh thần quật cường luôn được nuôi dưỡng trong các cuộc đấu tranh giành độc lập là cơ sở để tạo nên sự dung hợp này. Chính vì vậy mà Việt Nam tuy một thời thuộc Hán nhưng không hòa thành Hán, học Nho nhưng chống lại nguyên lý Hoa - Di của Nho, theo Phật nhưng lại nhập thế.

Từ khóa: dung hợp tam giáo, Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2019-07-31
Chuyên mục
TRIẾT HỌC - CHÍNH TRỊ HỌC - LUẬT HỌC