SINH KẾ HỘ GIA ĐÌNH DÂN TỘC TẠI CHỖ KHU VỰC BIÊN GIỚI VIỆT NAM - LÀO: THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG (Nghiên cứu trường hợp dân tộc Brâu ở Bờ Y, Kon Tum)

  • Lê Thanh Sang
  • Nguyễn Ngọc Toại
  • Nguyễn Đặng Minh Thảo

Tóm tắt

Nghiên cứu trên cơ sở tiếp cận sinh thái nhân văn và sinh kế bền vững, sử dụng kết quả nghiên cứu trường hợp tại xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum cho thấy, dưới tác động của các chính sách di cư và định canh định cư trước đây và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn hiện nay, không gian sinh tồn - rừng và làng, tính cố kết cộng đồng và văn hóa truyền thống của người Brâu - một dân tộc tại chỗ Tây Nguyên đã biến đổi sâu sắc, dẫn đến sự chuyển đổi một cách căn bản phương thức sinh kế. Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực, cơ cấu nghề nghiệp và thu nhập chưa đáp ứng mục tiêu của sinh kế bền vững. Điều này đòi hỏi sự điều chỉnh về quan điểm và cách tiếp cận trong việc hoạch định và thực hiện chính sách, nhấn mạnh đến sự tham gia chủ động và đầy đủ của cộng đồng yếu thế và dễ bị tổn thương này đối với những vấn đề phát triển liên quan.

Từ khóa: sinh kế bền vững, dân tộc tại chỗ, Tây Nguyên, người Brâu, không gian sinh kế truyền thống

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2019-10-31
Chuyên mục
KINH TẾ HỌC - XÃ HỘI HỌC - GIÁO DỤC HỌC