TIỀN LƯƠNG TỐI THIỂU Ở VIỆT NAM: MỘT SỐ QUAN SÁT VÀ PHÂN TÍCH

  • Nguyễn Đặng Minh Thảo

Tóm tắt

Trong quá trình hơn 70 năm, chính sách tiền lương tối thiểu ở Việt Nam đã dần dần phát triển nhằm tạo ra “lưới an toàn” bảo vệ người lao động, đồng thời cũng là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Bài viết trình bày lịch sử tiền lương tối thiểu ở Việt Nam và phân tích thực trạng áp dụng mức lương tối thiếu mới cho lao động làm việc tại các doanh nghiệp trong nước có phân biệt theo vùng. Nhiều khảo sát cho thấy, lương tối thiểu vùng tăng có tác động đa chiều đến doanh nghiệp và người lao động: Đối với doanh nghiệp, tác động rõ nhất là tăng chi phí nhân công do các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp tăng. Doanh nghiệp có xu hướng điều chỉnh cấu trúc để giảm chi phí tiền lương và các chi phí liên quan khác, trong đó có khả năng nâng cao năng suất lao động và giảm nhu cầu lao động. Đối với người lao động, mức thu nhập trung bình chỉ mới đáp ứng các khoản chi tiêu cơ bản nhất và không có tiết kiệm hoặc dự phòng rủi ro do giá cả cũng tăng tương ứng với tăng lương. Chính vì thế, tăng lương tối thiểu vùng cho đến nay còn tiềm ẩn nhiều tác động không mong muốn.

Từ khóa: lương tối thiểu vùng, người lao động, doanh nghiệp, chi tiêu, tiết kiệm

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2019-10-31
Chuyên mục
KINH TẾ HỌC - XÃ HỘI HỌC - GIÁO DỤC HỌC