VỀ MỘT CÁCH THỰC HÀNH TIẾP NHẬN VĂN CHƯƠNG (qua Truyện Kiều)

  • Nguyễn Lai

Abstract

Tiếp nhận văn chương thực chất là một quá trình hoạt động vừa tạo nghĩa vừa chế biến nghĩa từ ngôn ngữ đến hình tượng bằng năng lực xúc cảm thẩm mỹ theo hướng tư duy hình tượng của chính chủ thể tiếp nhận. Đây là một dạng hoạt động nội tâm mang tính vừa liên thông vừa tích hợp không dễ nhận dạng và kiểm chứng. Hiểu đ­ược điều này trong sự rộng mở, ta mới thấu rõ vì sao trong tiếp nhận có hiện tượng: khi học, ngư­ời học nói đ­ược chủ đề t­ư tư­ởng ở “đầu ra” theo lời thầy giảng một cách trôi chảy như­ng không có xúc cảm cụ thể nào về hình tượng nhân vật ở “đầu vào”... Để góp phần khắc phục cách học “vô cảm”, chư­a đi đúng quỹ đạo tiếp nhận, bài viết lưu ý đến nhận thức về quá trình tiếp nhận. Đặc biệt trước hết là bước nhận thức về tầm quan trọng của năng lực cảm thụ chủ quan của chủ thể tiếp nhận trong cách thực hành tiếp nhận ở đầu vào – một công đoạn khởi phát tư duy hình tượng bắt đầu từ sức mạnh giác quan hoàn toàn mang tính cá thể vốn khó kiểm chứng tại quá trình hình thành đường dây tiếp nhận.
điểm /   đánh giá
Published
2020-02-11
Section
SCIENTIFIC INFORMATION