TRAO ĐỔI VỀ BÀI VIẾT “KINH DỊCH VÀ ÂM THANH” CỦA TÁC GIẢ TRẦN VƯƠNG THẠCH

  • Huỳnh Vĩnh Phúc

Tóm tắt

Mỗi quẻ của Kinh Dịch có sáu hào, vị trí của sáu hào trong quẻ tạo ra logic nội tại của quẻ Dịch. Đọc Dịch là chiêm nghiệm, là lý giải, là khám phá ra cái ý nghĩa của logic đó, tức là từ cái nhìn về tương quan vị trí của các hào để đọc ra các ý nghĩa ẩn hàm ở trong đó. Vì vậy, vị trí của các hào trong quẻ là một vị trí xác định, và nếu thay đổi vị trí của hào thì sẽ làm cho quẻ này biến thành một quẻ khác, và do đó ý nghĩa cũng khác đi.

Tác giả Trần Vương Thạch trong bài viết “Kinh Dịch và âm thanh” đã đề xuất một cách chồng hào mới - khác với cách chồng hào truyền thống - làm đảo lộn vị trí của các hào trong quẻ Dịch. Nhận thấy đề xuất này không có một cơ sở Dịch lý vững chắc nên chúng tôi có đôi lời trao đổi lại với tác giả Trần Vương Thạch và độc giả.

Từ khóa: Kinh Dịch, Kinh Dịch và hệ số nhị phân, quẻ

 

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-02-16
Chuyên mục
NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI