ĐỒ GỐM TẠI KHU DI TÍCH ÓC EO - BA THÊ: ĐẶC TRƯNG VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN

  • Nguyễn Hoàng Bách Linh

Tóm tắt

Đồ gốm là di vật phổ biến nhất trong văn hóa Óc Eo với sự đa dạng về loại hình và chất liệu làm gốm. Chúng phát triển từ thời tiền sử ở Nam Bộ Việt Nam và đạt đỉnh cao vào giai đoạn văn hóa Óc Eo với sự kết hợp giữa kỹ thuật truyền thống và các yếu tố ngoại nhập thông qua giao lưu văn hóa và trao đổi kỹ thuật với khu vực và những vùng xa hơn. Tại khu di tích Óc Eo - Ba Thê, đặc điểm cơ bản của đồ gốm là hầu hết đều được sản xuất theo hai tiêu chuẩn: dòng gốm cao cấp với chất liệu sét mịn sử dụng hạn chế cho các hoạt động mang tính lễ nghi và dòng gốm phổ thông từ các chất liệu sét pha cát hay bã thực vật dùng cho cuộc sống thường nhật. Phần lớn đồ gốm được làm với kỹ thuật bàn xoay, kỹ
thuật khuôn hay bằng tay được sử dụng hạn chế. Tiến trình phát triển của đồ gốm diễn ra theo ba giai đoạn: giai đoạn thứ nhất từ thế kỷ III-II BC đến thế kỷ III AD, giai đoạn thứ hai từ thế kỷ IV đến thế kỷ VI và giai đoạn thứ ba từ thế kỷ VII đến khoảng thế kỷ X.
Từ khóa: Óc Eo - Ba Thê, đồ gốm, loại hình, kỹ thuật, chất liệu, trang trí, giai
đoạn, phát triển
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-02-21
Chuyên mục
Bài viết