KHAI QUẬT THĂM DÒ DI TÍCH ĐẤT ĐẮP DẠNG TRÒN THUẬN PHÚ 2 (HUYỆN ĐỒNG PHÚ, BÌNH PHƯỚC)

  • ĐẶNG NGỌC KÍNH
Từ khóa: di tích đất đắp dạng tròn, khảo cổ học, tiền sử Nam Bộ, Bình Phước

Tóm tắt

Di tích đất đắp dạng tròn Thuận Phú 2, được bao quanh bởi bờ đất đắp cao 2m và hào sâu và có cấu trúc hai lối ra vào đối xứng theo trục tây bắc - đông nam. Ngôi “làng tròn” nằm trên cao nguyên đất đỏ Bình Phước này có đường kính hơn 320m. Mười một hố thám sát được đào tại nhiều vị trí khác nhau cho thấy cư dân cổ chỉ sinh sống ở khu vực bên trong dọc theo vòng hào, với tầng văn hóa dày khoảng 0,5m - 1m. Các hố khu trung tâm và bên ngoài hào, trên vòng đất đắp hoàn toàn không có vết tích cư trú. Tổ hợp di vật của Thuận Phú 2, bao gồm các công cụ đá và gốm, cho thấy mối liên hệ rõ ràng với văn hóa Đồng Nai và vùng Vàm Cỏ. Cư dân cổ ở đây đã sản xuất nông nghiệp, dựa trên mẫu lúa Japonica với niên đại phân tích bằng phương pháp AMS trực tiếp cho kết quả 3.632 - 3.470 cal BP.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-09-20
Chuyên mục
SỬ HỌC - KHẢO CỔ HỌC - DÂN TỘC HỌC