KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG TƯ PHÁP Ở VIỆT NAM TỪ KHI PHÁP XÂM LƯỢC ĐẾN NĂM 1918
Từ khóa:
lịch sử, Việt Nam, tư pháp, chính quyền, tòa án
Tóm tắt
Hệ thống tư pháp có vai trò quan trọng trong mục tiêu bình định, thiết lập trật tự xã hội tạo cơ sở cho việc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Do chính sách thuộc địa không nhất quán, chịu ảnh hưởng từ chính quốc và từ chính thực tiễn xã hội Việt Nam nên hệ thống tư pháp mà Pháp áp dụng ở Việt Nam thường xuyên có sự điều chỉnh, dựa trên việc tận dụng hệ thống tư pháp phong kiến và bổ sung thêm ngày càng nhiều các yếu tố của tư pháp tư bản phương Tây. Nghiên cứu tìm hiểu khái quát về hệ thống tư pháp ở Việt Nam từ khi Pháp xâm lược đến năm 1918 theo hai loại hình tư pháp là tư pháp Âu và tư pháp dành cho người bản xứ.
điểm /
đánh giá
Phát hành ngày
2024-02-27
Chuyên mục
SỬ HỌC - KHẢO CỔ HỌC - DÂN TỘC HỌC