TỪ SƠ THẢO LẦN THỨ NHẤT NHỮNG LUẬN CƯƠNG VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ VẤN ĐỀ THUỘC ĐỊA CỦA V.I. LÊNIN ĐẾN “CHỦ NGHĨA DÂN TỘC” HỒ CHÍ MINH

  • Đinh Ngọc Thạch
  • Lê Thị Minh Thy

Tóm tắt

Việc tiếp cận với bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lênin có ý nghĩa đặc biệt đối với sự lựa chọn chính trị của Nguyễn Ái Quốc vào cuối năm 1920 tại Đại hội Tours. Đó là sự lựa chọn có tính chất sống còn, quyết định con đường cách mạng Việt Nam sau này. Sự nhạy bén và bản lĩnh chính trị đã tạo nên một Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh với chủ thuyết phát triển đáp ứng yêu cầu của dân tộc là đánh đuổi thực dân Pháp và tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Một số nhà nghiên cứu trong và ngoài nước nói về “chủ nghĩa dân tộc” Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, đó không phải là thứ chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, hay chủ nghĩa dân túy, mà là sự kết tinh những giá trị dân tộc và thời đại trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin. Kế thừa tư tưởng Hồ Chí Minh về đề cao lợi ích dân tộc, xem đó là điều kiện, cơ sở để giải quyết những vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, đồng thời mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế, Đảng Cộng sản Việt Nam kiên trì đường lối đổi mới, tích cực và chủ động hội nhập, qua đó thể hiện một cách hài hòa biện chứng lợi ích dân tộc và lợi ích nhân loại trong một thế giới mở, thế giới “phẳng”, nhưng hết sức phức tạp như hiện nay.

Từ khóa: Lênin, Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam, chủ nghĩa dân tộc, hội nhập

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-06-30
Chuyên mục
TRIẾT HỌC - CHÍNH TRỊ HỌC - LUẬT HỌC