BẤT BÌNH ĐẲNG XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM

  • Lê Ngọc Hùng

Tóm tắt

Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đòi hỏi phải đổi mới tư duy lãnh đạo, quản lý về giáo dục trên cơ sở các bằng chứng khoa học. Qua phân tích một số kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam và Kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam về giáo dục, bài viết này chỉ rõ từ năm 1986 đến nay, cơ hội giáo dục ở tất cả các cấp, bậc giáo dục đều được mở rộng và tăng lên, tuy nhiên tình trạng bất bình đẳng xã hội trong giáo dục vẫn còn ở mức cao, nhất là ở trung học phổ thông và giáo dục đại học. Nếu như không thể vừa nâng cao chất lượng vừa mở rộng cơ hội giáo dục thì lựa chọn tốt nhất là ưu tiên mở rộng cơ hội đến trường, để ai cũng được học. Do vậy, cần phải tiếp tục củng cố thành quả phổ cập tiểu học, phổ cập trung học cơ sở, tiến tới phổ cập giáo dục mầm non và phổ cập trung học phổ thông, phổ cập giáo dục đại học. Điều này đang trở nên cấp thiết để giảm sự bất bình đẳng xã hội trong giáo dục, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2015-08-03
Chuyên mục
BÀI BÁO