NGUYÊN LÝ CHỦ QUYỀN NHÂN DÂN VÀ BIỂU HIỆN CỦA NÓ TRONG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN Ở VIỆT NAM

  • Trịnh; Nguyễn Đức Thảo; Việt Hương

Tóm tắt

Trong xã hội dân chủ, mối quan hệ giữa nhà nước pháp quyền và đảng cầm quyền xoay quanh trục trung tâm là chủ quyền nhân dân, ở đó quan hệ giữa đảng cầm quyền và nhà nước pháp quyền là quan hệ giữa hai chủ thể bình đẳng (cùng nhận ủy quyền từ nhân dân) và mang tính độc lập. Nếu xem xét từ góc độ chức năng, phạm vi, thẩm quyền của quyền lực thì quan hệ giữa đảng cầm quyền và nhà nước pháp quyền là quan hệ giữa hai chủ thể không bình đẳng, giữa chủ thể lãnh đạo (đảng cầm quyền) và chủ thể bị lãnh đạo (nhà nước pháp quyền). Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam thừa nhận nguyên tắc chủ quyền nhân dân và thiết kế các cơ chế bảo đảm cho quyền lực nhà nước luôn luôn nằm trong quỹ đạo phục vụ nhân dân. Trên nền tảng đó, quan hệ giữa Nhà nước và Đảng Cộng sản là mối quan hệ bền vững, thống nhất, nhằm mục tiêu chung, không có đối trọng.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2015-08-03
Chuyên mục
BÀI BÁO