TƯ DUY TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ

  • NGUYỄN GIA THƠ

Tóm tắt

     Bài viết phân tích những thành tố chính của tư duy truyền thống của người Việt Nam: văn hóa bản địa, đạo Nho, đạo Phật, đạo Lão, chủ nghĩa Mác-Lênin, đạo Công giáo... Tuy nhiên, trong các yếu tố đó thì bốn yếu tố đầu có sức sống bền vững nhất, vì chúng tồn tại hàng nghìn năm. Tư duy truyền thống có mặt trái là: thiên về kinh nghiệm, trọng tình hơn lý... Để khắc phục những mặt trái của tư duy truyền thống đó, mỗi người Việt Nam cần không ngừng trau dồi tư duy khoa học. Bên cạnh đó, song song với việc xây dựng một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta cần đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục nước nhà đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2016-03-07
Chuyên mục
BÀI BÁO