TƯ TƯỞNG PHẬT GIÁO VÀ NHO GIÁO VỚI TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ XI ĐẾN THẾ KỶ XV

  • NGUYỄN THANH BÌNH

Abstract

Trong lịch sử hình thành và phát triển của Nhà nước phong kiến Việt Nam, có thể khẳng định rằng, từ thế kỷ XI đến thế kỷ XV là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất và đặc biệt thịnh trị dưới thời vua Lê Thánh Tông trị vì (1460-1497).

Có nhiều nguyên nhân, nhân tố tác động đến tiến trình phát triển của Nhà nước phong kiến Việt Nam thời kỳ này. Trong những nguyên nhân, nhân tố ấy, không thể phủ nhận vai trò của Phật giáo và Nho giáo. Chính các ông vua, các triều đại phong kiến Việt Nam thời Lý - Trần và Lê sơ đã vận dụng (trên cơ sở cải biến, phát triển và bổ sung) nhiều tư tưởng của Phật giáo và Nho giáo với tính cách là hệ tư tưởng, là cơ sở lý luận chủ yếu để kiến tạo và phát triển bộ máy nhà nước, xây dựng và phát triển quốc gia phong kiến về mọi mặt và bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.


điểm /   đánh giá
Published
2016-07-11
Section
ARTICLES