TƯTƯỞNG NGUYỄN TRƯỜNG TỘ VỀ GIÁO DỤC

  • LÊ THỊ HƯƠNG

Tóm tắt

Đến thế kỷ XIX, Việt Nam vẫn là một nước phong kiến lạc hậu, hệ tư tưởng chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng Nho giáo. Năm 1858, Pháp bắt đầu xâm lược nước ta. Đối với dân tộc ta, giặc Pháp là một kẻ thù hoàn toàn mới lạ, lần đầu tiên gặp phải. Song, ở một góc độ khác điều đáng nói ở đây là hơn bất kỳ thế kỷ nào trước đó, đến nửa thế kỷ XIX, tư duy dân tộc được mở rộng tầm nhìn đến phương Tây tư bản chủ nghĩa. Với sự xâm lược của thực dân Pháp, nền văn hóa, văn minh cùng hệ tư tưởng phương Tây đã theo các đạo quân viễn chinh Pháp vào nước ta, dần đứng chân ở các vùng miền của đất nước, gợi mở những tư tưởng mới trong hệ tư tưởng của dân tộc, mà nòng cốt là tư tưởng Nho giáo. Cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, sự ảnh hưởng của văn minh phương Tây ở nước ta đã dần xuất hiện những nhà tư tưởng mới, nổi tiếng, như: Phạm Phú Thứ, Trần Đình Túc, Nguyễn Trường Tộ, Đặng Huy Trứ, Nguyễn Lộ Trạch…, trong đó nổi bật hơn cả là Nguyễn Trường Tộ.


điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2017-09-05
Chuyên mục
BÀI BÁO