Hệ thống tư pháp tố tụng triều Nguyễn (1802-1884), giá trị và bài học kinh nghiệm trong cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay

  • Hà Thị Lan Phương

Abstract

Những đóng góp của triều Nguyễn nói chung và hệ thống tư pháp tố tụng triều Nguyễn nói riêng trong lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam còn nhiều vấn đề cần nghiên cứu làm sáng tỏ. Một trong những thành tựu của triều Nguyễn là thống nhất tổ chức tư pháp và định chế tố tụng, đảm bảo sự tuân thủ pháp luật trong quá trình xây dựng và vận hành Nhà nước. Bài viết này nhận diện và phân tích sự độc đáo, tiến bộ của một số chế định tư pháp tố tụng triều Nguyễn giai đoạn độc lập từ năm 1802 đến năm 1884: về thẩm quyền và trình tự tố tụng; thủ tục, quy trình, hoạt động và giám sát tố tụng; phân loại vụ việc; các tiền lệ hành chính tư pháp; phạt tiền và chuộc hình phạt bằng tiền; chế độ “Đình nghị”, “Thu thẩm”, “Kinh lược sứ”, “Tam pháp Ty”. Từ đó tìm ra những giá trị và bài học kinh nghiệm, xây dựng hệ thống tư pháp đương đại đảm bảo công lý, pháp quyền và tiến bộ.

điểm /   đánh giá
Published
2023-12-01