Ứng dụng kỹ thuật truyền máu trên chó tai bệnh viện thú y, trường Đại học Nông lâm Tp. Hồ Chí Minh

  • Đồng Nhựt Khánh Vân
  • Võ Tấn Đại
Từ khóa: Chó, dung tích hồng cầu, Ehrlichia canis, thiếu máu, truyền máu

Tóm tắt

Truyền máu cho chó đã được thực hiện cho 8 trường hợp thiếu máu do nhiễm Ehrlichia canis (5 trường hợp), nhiễm giun móc Ancylostoma caninum (1 trường hợp) và mất máu do phẫu thuật (2 trường hợp). Mục đích của việc ứng dụng truyền máu nhằm hỗ trợ điều trị trong những trường hợp thiếu máu, đánh giá hiệu quả truyền máu và đưa ra kết luận giúp bác sĩ thú y tiên lượng và truyền máu cho thú bệnh kịp thời. Kết quả sau khi truyền máu, có 5 trường hợp đã hồi phục (62,50%), phần trăm dung tích hồng cầu (%PCV) tăng đáng kể
sau khi nhận được lượng máu cần truyền. Ngược lại, có 3 trường hợp không qua khỏi bệnh (37,50%), phần trăm dung tích hồng cầu giảm dần đến khi thú chết. Giá trị trung bình của phần trăm dung tích hồng cầu trước và sau truyền máu (24 giờ) tăng từ 11,78% lên 19,20% (5 trường hợp nhiễm Ehrlichia canis) và từ 12,33% lên 22,67% (trường hợp mất máu trước/sau khi phẫu thuật và nhiễm giun móc). Tuy nhiên, nếu thể tích máu trung bình nhận được là 12,98 ml/kg thì phần trăm dung tích hồng cầu tăng 8,51% vào ngày đầu tiên (24 giờ)
sau khi truyền máu. Tuy có 8 trường hợp truyền máu nhưng kết quả cho thấy tỷ lệ thành công của truyền máu sẽ không cao nếu chó bệnh có phần trăm dung tích hồng cầu <15% và chức năng gan, thận bị suy giảm. Không có phản ứng bất thường của thú bệnh được ghi nhận trong và sau khi truyền máu.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-06-10
Chuyên mục
Nghiên cứu khoa học