Hiệu quả của chế phẩm BACT-A-CID khi bổ sung vào thức ăn cho gà ác từ 0-4 tuần tuổi

  • Trần Thị Bảo Trân
Từ khóa: Gà ác, bact-a-cid, E. coli, Salmonella spp, Clostridium perfringens,, tỉnh Tiền Giang

Tóm tắt

Đề tài "Hiệu quả của chế phẩm bact-a-cid khi bổ sung vào thức ăn cho gà ác từ 0-4 tuần tuổi" được thực hiện
trên 12.000 con gà ác nuôi thịt từ 0-4 tuần tuổi. Số lượng gà này được chia thành 4 lô: lô 1 bổ sung 1,5 kg bact-acid/tấn thức ăn; lô 2 bổ sung 2,5 kg bact-a-cid/tấn thức ăn; lô 3 bổ sung 3,5 kg bact-a-cid/tấn thức ăn; lô 4 (lô đối
chứng) không bổ sung bact a-cid vào thức ăn. Cả 4 lô được xác định chỉ số pH, mật độ vi sinh vật ở đường ruột
gà, tăng trọng, hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) và hiệu quả kinh tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉsố pH đường
ruột trung bình của gà ở lô 2 là 6,68±0,40 thấp hơn ở các lô còn lại và khác biệt có ý nghĩa so với lô đối chứng
(P<0,05). Mật độ nhiễm E. coli của gà ở các lô thí nghiệm và lô đối chứng giảm dần qua các tuần tuổi. Gà ở lô 2
(bổ sung 2,5kg bact-a-cid) có mật độ nhiễm E. coli là thấp nhất (1,18±0,58x106 CFU/g±SD với log = 6,02±0,27).
Không tìm thấy vi khuẩn Salmonella spp. và Clostridium perfingens trên gà ở các lô thí nghiệm và lô đối chứng
qua các tuần tuổi. Gà ở các lô thí nghiệm bổ sung bact-a-cid có mức tăng trọng và FCRkhác biệt có ý nghĩa so với
gà ở lô đối chứng (P< 0,05). Gà nuôi ở lô 2 (bổ sung 2,5kg bact-a-cid/tấn thức ăn) có mức tăng trọng trung bình/
tuần cao nhất qua 4 tuần tuổi (46,67g/con/tuần) và FCR trung bình thấp nhất (2,25).Đề tài "Hiệu quả của chế phẩm bact-a-cid khi bổ sung vào thức ăn cho gà ác từ 0-4 tuần tuổi" được thực hiện
trên 12.000 con gà ác nuôi thịt từ 0-4 tuần tuổi. Số lượng gà này được chia thành 4 lô: lô 1 bổ sung 1,5 kg bact-acid/tấn thức ăn; lô 2 bổ sung 2,5 kg bact-a-cid/tấn thức ăn; lô 3 bổ sung 3,5 kg bact-a-cid/tấn thức ăn; lô 4 (lô đối
chứng) không bổ sung bact a-cid vào thức ăn. Cả 4 lô được xác định chỉ số pH, mật độ vi sinh vật ở đường ruột
gà, tăng trọng, hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) và hiệu quả kinh tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉsố pH đường
ruột trung bình của gà ở lô 2 là 6,68±0,40 thấp hơn ở các lô còn lại và khác biệt có ý nghĩa so với lô đối chứng
(P<0,05). Mật độ nhiễm E. coli của gà ở các lô thí nghiệm và lô đối chứng giảm dần qua các tuần tuổi. Gà ở lô 2
(bổ sung 2,5kg bact-a-cid) có mật độ nhiễm E. coli là thấp nhất (1,18±0,58x106 CFU/g±SD với log = 6,02±0,27).
Không tìm thấy vi khuẩn Salmonella spp. và Clostridium perfingens trên gà ở các lô thí nghiệm và lô đối chứng
qua các tuần tuổi. Gà ở các lô thí nghiệm bổ sung bact-a-cid có mức tăng trọng và FCRkhác biệt có ý nghĩa so với
gà ở lô đối chứng (P< 0,05). Gà nuôi ở lô 2 (bổ sung 2,5kg bact-a-cid/tấn thức ăn) có mức tăng trọng trung bình/
tuần cao nhất qua 4 tuần tuổi (46,67g/con/tuần) và FCR trung bình thấp nhất (2,25).

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-05-11
Chuyên mục
Nghiên cứu khoa học