Hiệu quả sử dụng chế phẩm vi sinh trong xử lý nước thải của ao nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh trên cát

  • Võ Văn Nha
  • Võ Thị Ngọc Trâm
  • Lê Hồng Duyệt
  • Lê Hữu Tình
Từ khóa: Chế phẩm vi sinh, tôm thẻ chân trắng

Tóm tắt

Thực nghiệm về việc sử dụng chế phẩm vi sinh trong xử lý nước thải nuôi tôm thẻ chân trắng
trên cát được tiến hành với 4 nghiệm thức (NT) khác nhau. Ao C1, ao C2: sử dụng chế phẩm vi
sinh với liều lượng 5ppm (NT1)/10ppm (NT2), tần suất 5 ngày/lần, 4 lần trong 20 ngày. Ao D2,
ao D3: sử dụng chế phẩm vi sinh liều lượng 5ppm (NT3)/10ppm (NT4), tần suất 7 ngày/lần, 3
lần trong 21 ngày. Chế phẩm vi sinh sử dụng trong các nghiệm thức có chứa các dòng vi khuẩn
gồm: Bacillus sp. (mật số 109 CFU/g), Nitrosomonas sp., Nitrobacter sp. và nấm Saccharomyces
sp. (mật số 108 CFU/g mỗi loại). Phân tích các thông số môi trường nước thải trước xử lý ở các
nghiệm thức cho thấy: pH=8,2-8,3, NH4+=10,65-12,64 (mg/l) và tổng N=21,51-23,18 mg/l nằm
dưới giới hạn cho phép của QCVN 02–19:2014/BNNPTNT và QCVN 40:2011/BTNMT; TSS
=185-196 mg/l, COD=276,53-294,35 mg/l, BOD5
=112,4-124,38 mg/l, tổng P=8,41-23,18 mg/l
và tổng Coliform=6130-6700 MPN/100 ml, vượt giới hạn cho phép của các QCVN. Sau 21 ngày
sử dụng chế phẩm vi sinh để xử lý nước thải, các thông số môi trường vượt ngưỡng cho phép đều
giảm và nằm dưới giới hạn cho phép của các QCVN. Kết hợp với việc so sánh hiệu quả kinh tế khi
dùng chế phẩm vi sinh ở các liều lượng khác nhau giữa các nghiệm thức thí nghiệm cho thấy việc
dùng liều lượng 5ppm chế phẩm vi sinh, tần suất 7 ngày/lần, trong 3 lần là có thể xử lý được nước
thải từ ao nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng trên cát. Các cơ sở nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng
trên cát có thể ứng dụng kết quả này trong xử lý nước thải ao nuôi.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-05-11
Chuyên mục
Nghiên cứu khoa học