Phân tích phả hệ di truyền và đặc điểm bộ gen của các chủng virus cúm gia cầm H5N6 phân lập tại Việt Nam trong năm 2014-2015

  • Cấn Xuân Minh
  • Phạm Thị Huê
  • Bùi Ngọc Anh
  • Phạm Thị Nga
  • Nguyễn Thanh Hòa
  • Ngô Thị Minh Quyền
  • Hoàng Thị Thủy
  • Nguyễn Hoàng Giang
  • Hoàng Việt Hưng
  • Đào Duy Tùng
  • Bùi Nghĩa Vượng
Từ khóa: Virus cúm gia cầm, H5N6, virus độc lực cao, đột biến, trình tự nucleotide, mức tương đồng

Tóm tắt

Virus cúm gia cầm H5N6 độc lực cao được phát hiện trên đàn gia cầm tại Việt Nam vào cuối năm 2013, các
chủng virus này đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành chăn nuôi gia cầm ở nước ta. Cho đến nay, virus cúm A/
H5N6 vẫn tiếp tục gây ra các ổ dịch rải rác trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Phân tích đặc điểm bộ gen và phả hệ di
truyền của 5 chủng virus H5N6 phân lập trong năm 2014-2015 hiện đang lưu giữ tại Viện Thú y cho thấy, đây là
những chủng virus độc lực cao và thuộc clade 2.3.4.4. Trong số 5 chủng H5N6, có 4 chủng có đột biến mất đoạn
ở vị trí 49-68 trên gen NA và cả 5 chủng có đột biến T160A trên gen HA, những đột biến này có khả năng làm
tăng khả năng liên kết với thụ thể trên tế bào người và cường hóa độc lực của virus. Các virus này có khả năng lây
nhiễm cho con người thông qua tiếp xúc trực tiếp, do vậy việc xuất hiện virus H5N6 ở thể độc lưc cao đã gây ra
mối lo ngại về virus có thể gây ra đại dịch. Phân tích các đột biến gây kháng thuốc kháng virus như amantadine
hay taminflu cho thấy cả 5 chủng đều mẫn cảm với thuốc kháng virus. So sánh trình tự nucleotide trên gen HA
của 5 chủng virus H5N6 đang lưu hành tại Việt Nam với các chủng vacxin của Trung Quốc cho thấy các chủng
virus này có mức tương đồng là 90,76% - 98,18%. Kết quả phân tích cho thấy đã có nhiều biến đổi giữa các chủng
H5N6 đang lưu hành và các chủng vacxin. Điều này lý giải vì sao nhiều đàn gà mặc dù đã được tiêm phòng vacxin
cúm gia cầm nhưng dịch vẫn nổ ra. Do virus cúm độc lực cao liên tục biến đổi, nên việc tiếp tục giám sát sự biến
đổi và lưu hành của virus cúm H5 độc lực cao là cần thiết và quan trọng

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-06-07
Chuyên mục
Nghiên cứu khoa học