Quy trình nuôi cấy dòng tế bào thường trực PIPEC để gây nhiễm virus vacxin nhược độc dịch tả lợn châu Phi chủng SFV-G-DELTA-I177L/DELTA LVR

  • Nguyễn Như So1
  • Nguyễn Thế Tường
  • Vũ Đăng Đồng
  • Nguyễn Thị Thu Hường
  • Phạm Thị Hòa
  • Phạm Thị Hằng
  • Nguyễn Thị Thanh Nga
  • Nguyễn Bá Hiên
  • Đinh Duy Kháng
Từ khóa: Virus dịch tả lợn châu Phi, vacxin, xoá gen, chủng virus vacxin nhược độc ASFV-G-ΔI177L/ ΔLVR, dòng tế bào PIPEC

Tóm tắt

Bệnh dịch tả lợn châu Phi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đã xuất hiện ở Việt Nam từ năm
2019 và gây thiệt hại nặng nề cho ngành chăn nuôi lợn. Thách thức lớn trong sản xuất vacxin dịch
tả lợn châu Phi là chưa tìm được dòng tế bào thích ứng cho virus - ứng cử viên vacxin - nhân lên ở
quy mô công nghiệp. ASFV-G-ΔI177L/ΔLVR, một chủng virus ứng viên nhược độc được tạo ra từ
việc xoá gen I177L và vùng LVR đã được nghiên cứu và có khả năng thích ứng trên một dòng tế bào
thường trực có nguồn gốc từ lợn rất ổn định là dòng tế bào thường trực PIPEC (Plum Island Porcine Epithelial Cells). Nghiên cứu này được thực hiện nhằm chuẩn hoá quy trình nuôi cấy tế bào PIPEC (PIPIC – tên thương mại xuất khẩu), gây nhiễm thử nghiệm chủng virus vacxin nhược độc ASFV-GΔI177L/ΔLVR tiến tới nghiên cứu quy trình sản xuất vacxin nhược độc phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi cho đàn lợn ở Việt Nam

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-03-31
Chuyên mục
Nghiên cứu khoa học