Nghiên cứu một số quy định pháp luật quốc tế về kiểm soát dịch bệnh từ động vật hoang dã và khuyến nghị cho Việt Nam

  • Lương Thị Hiền
Từ khóa: dịch bệnh, động vật hoang dã

Tóm tắt

Các đại dịch trong thời gian gần đây bao gồm SARS (2003), cúm gia cầm H5N1 (2005), Ebola (2014), và bây giờ là Covid-19 (2019) đều cho thấy rủi ro bệnh dịch là sự liên hệ chặt chẽ giữa con người, động vật và môi trường, đòi hỏi sự phối hợp quốc tế dựa trên cách tiếp cận Một Sức khỏe.1 Theo thống kê, hơn 70% các bệnh truyền nhiễm từ động vật xuất hiện gần đây có nguồn gốc từ động vật hoang dã (ĐVHD), và với xu hướng đô thị hóa hiện nay dự báo sẽ ngày càng có nhiều tương tác và tiếp xúc giữa con người với các loài hoang dã, từ đó gia tăng nguy cơ lây truyền các mầm bệnh. Trong khi đó, thể chế pháp lý còn nhiều bất cập, chưa quy định chặt chẽ những biện pháp phòng ngừa rủi ro dịch bệnh lây truyền giữa ĐVHD và con người. Bài viết này phân tích, đánh giá các điều ước quốc tế và pháp luật ở một số quốc gia trên thế giới dưới góc nhìn so sánh với pháp luật Việt Nam, từ đó, đưa ra một số đề xuất hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia về kiểm soát dịch bệnh từ ĐVHD

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-08-15
Chuyên mục
Nâng cao - Tham khảo