ĐẺ KHÓ TRÊN CHÓ VÀ ĐIỀU TRỊ

  • Nguyễn Thùy Thanh Thanh và cs

Tóm tắt

TÓM TẮT

Nghiên cứu được tiến hành trên những chó đến khám thai tại Trạm Chẩn đoán - Xét nghiệm và Điều trị Chi cục thú y TP. Hồ Chí Minh nhằm phát hiện những bất thường của các trường hợp đẻ khó thông qua kĩ thuật siêu âm và X quang kết hợp với quan sát các dấu hiệu lâm sàng, từ đó xác định phương pháp điều trị có hiệu quả.

Trong số 702 chó đến khám thai có 158 con có dấu hiệu đẻ khó, chiếm 22,51%. Biểu hiện lâm sàng của đẻ khó thường ở dạng kết hợp (chiếm 58,86%), bao gồm rặn liên tục, vỡ ối và thai kẹt ở âm đạo / khung chậu. Kết quả hình ảnh siêu âm và X quang cho thấy các bất thường gồm thai to (11,39%), thai chết (21,52%), thai yếu (9,49%), tư thế thai bất thường (17,72%), xương chậu hẹp (20,25%); và một số trường hợp không xác định được nguyên nhân (19,62%). Kích thước khung xương chậu trên X quang của chó đẻ khó đo được 1,91 ± 0,06 (cm) ở các giống Chihuahua và Fox, khoảng 2,22 ± 0,05 (cm) ở các giống Nhật, Bắc Kinh, và Griffon. Hàm lượng progesterone huyết thanh trung bình là 1,59 ± 0,16 ng/ml trên chó đẻ khó không xác định được nguyên nhân qua siêu âm / X quang.

Về biện pháp can thiệp, giải quyết bằng phẫu thuật chiếm nhiều nhất (67,72%) hoặc kết hợp các biện pháp can thiệp khác cùng với phẫu thuật (21,52%), tỷ lệ thành công của các biện pháp này chiếm 100%. Tuy nhiên, tỷ lệ thành công không cao ở các biện pháp đơn lẻ như chỉ tiêm oxytocin (9/26 ca, đạt 34,26%) hoặc kéo thai ra (5/25 ca, 20%).

Từ khóa: Chó, Đẻ khó, Điều trị

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2013-05-06
Chuyên mục
Nghiên cứu khoa học