Tình hình mắc hội chứng M.M.A ở heo nái được nuôi tại huyện Đắk Nông, tỉnh Đắk Nông

  • Thái Thị Bích Vân
  • Bùi Thị Như Linh
Từ khóa: Hội chứng M.M.A, heo nái, bệnh sinh sản ở heo nái,, viêm tử cung, viêm vú, kháng sinh

Tóm tắt

Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đánh giá tình hình mắc hội chứng M.M.A trên
heo nái và đánh giá ảnh hưởng của hội chứng M.M.A đến năng suất sinh sản của heo nái. Kết quả nghiên
cứu cho thấy tỷ lệ mắc hội chứng M.M.A khá cao (chiếm 62,07%). Tỷ lệ mắc hội chứng M.M.A giảm dần
từ lứa đẻ 1 đến lứa đẻ thứ 4, sau đó lại tăng dần từ lứa thứ 5 trở đi. Cụ thể: tỷ lệ mắc hội chứng M.M.A ở lứa
đẻ 1 là 19,4%%; lứa 2 và lứa 3 lần lượt là 16,7% và 13,9%; lứa 4 là 8,3%; lứa 5 là 11,1%; từ lứa 6 đến trên
6 tăng lên từ 13,9% đến 16,7%. Trong 36 heo nái mắc hội chứng M.M.A có 16 heo nái mắc ở dạng viêm tử
cung kết hợp viêm vú (chiếm tỷ lệ 44,4%), có 12 heo nái mắc ở dạng viêm tử cung kết hợp mất sữa (chiếm
tỷ lệ 33,3%); ở thể điển hình chỉ có 8 heo nái mắc (chiếm tỷ lệ 22,2%). Thời gian tái động dục ở lô nái mắc
hội chứng M.M.A thường kéo dài trung bình 6,6 ± 0,221 ngày (thời gian động dục trung bình là 6,6 ngày
và chênh lệch không quá 0,221 ngày), số con tái động dục thấp và số con đậu thai ở lứa sau thấp. Đã dùng 2
loại thuốc amoxinject LA và pendistrep LA trong điều trị thể viêm tử cung kết hợp viêm vú đạt kết quả tốt.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-06-10
Chuyên mục
Nghiên cứu khoa học