Đặc đıểm quặng hóa và mạng lướı thăm dò Urani khu vực Khe Hoa – Khe Cao, tỉnh Quảng Nam

  • Trần Lê Châu
  • Nguyễn Trường Giang
  • Nguyễn Phương
  • Lê Quyết Tâm
Từ khóa: Đặc điểm quặng hóa, mạng lưới thăm dò urani Khe Hoa - Khe Cao

Tóm tắt

        Theo kết quả điều tra đánh giá của Liên đoàn Địa chất Xạ - Hiếm, khu vực Khe Hoa - Khe Cao là diện tích có triển vọng công nghiệp về quặng urani trong cát kết, cần được đầu tư thăm dò phát triển mỏ. Vì vậy, việc nghiên cứu nhằm góp phần làm sáng tỏ đặc điểm quặng hóa và định hướng mạng lưới thăm dò urani khu vực Khe Hoa  - Khe Cao là cần thiết. Bài báo giới thiệu một số kết quả nghiên cứu mới trên cơ sở áp dụng phối hợp phương pháp địa chất truyền thống với phương pháp toán thống kê, kết hợp phân tích hàm cấu trúc. Kết quả nghiên cứu đạt được như sau:

          Các thân quặng urani trong khu vực có cấu trúc tương đối phức tạp, thân quặng dạng vỉa, vỉa thấu kính nằm giả chỉnh hợp với đá vây quanh, góc cắm thoải; quy mô các thân quặng thuộc loại nhỏ đến trung bình.

          Hàm lượng urani trung bình trong các thân quặng từ 0,027% đến 0,073%, phân bố không đồng đều đến rất không đồng đều (Vc = 86,0% đến > 100%), thuộc loại quặng nghèo.

         Dựa vào mức độ gây khó khăn trong công tác thăm dò, thì khu vực nghiên cứu được xếp vào nhóm mỏ thăm dò III, yêu cầu thăm dò phục vụ lập dự án đầu tư khai thác mỏ phải đạt được trữ lượng cấp 122.

        Để thăm dò đạt yêu cầu tính trữ lượng ở cấp 122 cho các thân quặng urani khu vực Khe Hoa - Khe Cao, hợp lý nhất là sử dụng mạng lưới dạng tuyến song song, kết hợp dạng lẻ quạt, với khoảng cách giữa các tuyến khoan 50 - 60 m, công trình khoan trên tuyến 25 - 30 m, các công trình trên mặt (hào, giếng) cách nhau 25 – 30 m.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2024-03-19
Chuyên mục
ĐỊA CƠ HỌC, ĐỊA TIN HỌC, ĐỊA CHẤT, TRẮC ĐỊA