https://vjol.info.vn/index.php/miningindustryjournal-vn/issue/feed Tạp chí Công nghiệp Mỏ 2024-04-22T11:10:23+07:00 Tạ Ngọc Hải djemore20@gmail.com Open Journal Systems <p><strong>Tạp chí của Hội Khoa học và Công nghệ Mỏ Việt Nam</strong></p> https://vjol.info.vn/index.php/miningindustryjournal-vn/article/view/94293 Đề xuất phương pháp xác định miền góc dốc vỉa phù hợp với khả năng làm việc của đồng bộ thiết bị cơ giới hóa khai thác vỉa thoải đến nghiêng 2024-04-22T10:01:45+07:00 Lê Văn Hậu tccongnghiepmo@gmail.cm Trần Đức Dậu tccongnghiepmo@gmail.cm <p><em>Góc dốc vỉa và biến động góc dốc vỉa là một trong những yếu tố bất lợi chính gây ra mất ổn định và khó kiểm soát được sự trôi trượt của đồng bộ thiết bị cơ giới hóa theo hướng dốc vỉa (lò chợ) trong thời gian di chuyển. Chi phí thời gian và nhân lực để xử lý các sự cố trôi trượt là tương đối lớn, thậm chí còn gây ra đổ lò nếu không kiểm soát được mức độ ổn định của chúng theo góc dốc vỉa. Do vậy, bài báo giới thiệu phương pháp xác định góc dốc vỉa phù hợp với khả năng làm việc của đồng bộ thiết bị cơ giới hóa khai thác vỉa thoải đến nghiêng. </em></p> 2024-04-24T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) https://vjol.info.vn/index.php/miningindustryjournal-vn/article/view/94304 Nghiên cứu đề xuất gıảı pháp cảnh báo sớm rủı ro, sự cố bằng công nghệ IoT trong khai thác than hầm lò 2024-04-22T11:10:23+07:00 Nguyễn Duyên Phong tccongnghiepmo@gmail.cm Uông Quang Tuyến tccongnghiepmo@gmail.cm Trần Tuấn Minh tccongnghiepmo@gmail.cm <p><em>Khai thác than hầm lò là ngành nghề đặc biệt nguy hiểm và làm việc trong môi trường đặc biệt khắc nghiệt, thường xuyên xảy ra các sự cố cháy nổ làm hàng nghìn người chết. Trên thế giới cũng như Việt Nam khi xảy ra sự cố cháy nổ khí thì đó là những thảm họa rất lớn cả về người lẫn trang máy móc thiết bị. Trong nghiên cứu này nhóm tác giả giới thiệu công nghệ IoT (Internet of things) cảnh báo sớm các loại khí, bụi nổ trong khai thác than hầm lò. Công nghệ này bao gồm các cảm biến đo các dữ liệu khí, bụi, nhiệt độ, độ ẩm mỏ,… và truyền tải dữ liệu về trung tâm máy chủ (server). Trên cơ sở đó giám sát được các giá trị đo từ cảm biến truyền về sẽ phát hiện được sớm các rủi ro, sự cố đáng tiếc trong khai thác than hầm lò.</em></p> 2024-04-24T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) https://vjol.info.vn/index.php/miningindustryjournal-vn/article/view/94309 Nghiên cứu ảnh hưởng của góc nghiêng biên dạng cánh rotor ly tâm tới vận tốc vật liệu và công suất dẫn động của máy nghiền đập trục đứng (VSI) dùng trong sản xuất cát nhân tạo từ đá thải mỏ 2024-04-22T10:30:42+07:00 Nguyễn Đăng Tấn tccongnghiepmo@gmail.cm Tạ Ngọc Hải tccongnghiepmo@gmail.cm <p><em>Máy nghiền đập trục đứng (VSI- Vertical shaft impact crusher) là loại máy nghiền được sử dụng phổ biến trong sản xuất vật liệu xây dựng, đặc biệt thích hợp trong nghiền đá để sản xuất cát nhân tạo, trong đó có đá thải mỏ. Vận tốc hạt vật liệu là thông số quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến công suất tiêu thụ điện năng, kích thước hạt sau nghiền và năng suất của VSI. Thông số này có ý nghĩa quan trọng trong thiết kế, chế tạo VSI. Tính toán vận tốc va đập hiện nay chủ yếu sử dụng công thức kinh nghiệm, hoặc sử dụng mô hình hóa phần tử rời rạc dòng chuyển động của hạt vật liệu, hoặc một số công thức toán học mà chưa làm rõ ảnh hưởng của góc nghiêng biên dạng cánh Rotor ly tâm đến vận tốc và công suất động cơ dẫn động Rotor. Trên cơ sở tham khảo các phương trình toán học cho máy ly tâm cánh dẫn, nghiên cứu này tập trung vào ứng dụng các công thức toán học và lập bảng tính vận tốc hạt vật liệu, công suất động cơ dẫn động rotor theo góc nghiêng biên dạng cánh Rotor ly tâm. Ví dụ tính toán sẽ được so sánh với các mẫu VSI có sẵn trên thị trường để làm cơ sở đánh giá. Kết quả nghiên cứu này có thể tham khảo khi thiết kế chế tạo VSI.</em></p> 2024-04-24T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) https://vjol.info.vn/index.php/miningindustryjournal-vn/article/view/94312 Khả năng tái sử dụng nước thải mỏ than làm nguồn nước cấp cho sinh hoạt và sản xuất ở tỉnh Quảng Ninh 2024-04-22T10:40:05+07:00 Đỗ Văn Bình tccongnghiepmo@gmail.cm Đỗ Thị Hải tccongnghiepmo@gmail.cm Trần Thị Kim Hà tccongnghiepmo@gmail.cm Đỗ Cao Cường tccongnghiepmo@gmail.cm <p><em>Hiện nay, một lượng lớn nước thải mỏ than đã qua xử lý đạt chất lượng xả thải theo QCVN40: 2011/BTNMT cột B được xả ra môi trường gây lãng phí một lượng lớn tài nguyên nước. Việc nghiên cứu tái sử dụng lượng nước này cho các mục đích sinh hoạt và sản xuất là một vấn đề cần thiết, mang lại hiệu quả to lớn trong đời sống và sử dụng hợp lý tài nguyên. Điều này còn giúp tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sử dụng nước và góp phần phát triển kinh tế xanh, bền vững. Đến nay tỉnh Quảng Ninh có 44 trạm xử lý nước thải mỏ than. Lượng nước thải sau xử lý này có thể tiếp tục xử lý, tái sử dụng cho mục đích ăn uống, sản xuất và sinh hoạt. Đến nay toàn vùng mới chỉ có khoảng 82 triệu m<sup>3</sup>/năm (đạt xấp xỉ 29%) lượng nước thải được sử dụng lại. Vì vậy cần có quy hoạch để tái sử dụng lượng nước thải mỏ phục vụ cấp nước cho các hoạt động sản xuất và dân sinh, tiết kiệm tài nguyên và chi phí. Bài báo tổng hợp các thông tin, số liệu và đề xuất giải pháp tái sử dụng nước thải mỏ đã qua xử lý để cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất khu vực Quảng Ninh. </em></p> 2024-04-24T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) https://vjol.info.vn/index.php/miningindustryjournal-vn/article/view/94315 Lựa chọn giải pháp và tích hợp công nghệ trắc địa phù hợp phục vụ đào lò đối hướng ở mỏ than hầm lò Hạ Long 2024-04-22T10:47:53+07:00 Võ Ngọc Dũng tccongnghiepmo@gmail.cm <p><em>Trong quá trình xây dựng và mở rộng mỏ, nhằm mục đích tăng diện công tác đào lò để rút ngắn thời gian, phương pháp đào lò đối hướng thường được áp dụng. Cho hướng đào lò đối hướng là một nội dung công tác quan trọng đòi hỏi phải lựa chọn các giải pháp kỹ thuật và thiết bị phù hợp. Mọi sai sót, nhầm lẫn hoặc giải pháp công nghệ không phù hợp, không đủ độ chính xác sẽ làm cho hai gương lò đối hướng không gặp nhau, gây đình trệ sản xuất, tổn thất kinh phí thậm chí nguy hiểm chết người. Bài báo giới thiệu kết quả lựa chọn các giải pháp công nghệ và thiết bị phù hợp, tối ưu bảo đảm quá trình thi công thành công công trình đối hướng ở mỏ than Hạ Long với độ chính xác thông hướng Mp=</em><em>±</em><em>0.150</em> <em>m.</em></p> <p><strong>Từ khóa: </strong><em>Mỏ than Hạ Long, đào lò đối hướng, tích hợp công nghệ trắc địa</em></p> 2024-04-24T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) https://vjol.info.vn/index.php/miningindustryjournal-vn/article/view/94321 Kinh tế tuần hoàn - từ lý thuyết đến thực tiễn 2024-04-22T10:54:35+07:00 Võ Chí Mỹ tccongnghiepmo@gmail.cm Võ Ngọc Dũng tccongnghiepmo@gmail.cm Võ Thị Công Chính tccongnghiepmo@gmail.cm <p><em>Việt Nam đang trong tiến trình thực hiện các mô hình tăng trường xanh với phương châm “không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế”. Kinh tế tuần hoàn là xu thế tất yếu, là nhân tố quan trọng quyết định nền kinh tế xanh và phát triển bền vững của đất nước. Có nhiều mô hình kinh tế tuần hoàn, tuỳ thuộc vào đặc điểm cụ thể, mỗi mô hình đều có các ưu nhược điểm và điều kiện ứng dụng riêng. Bài báo trình bày những đặc điểm cơ bản của kinh tế tuần hoàn từ lý thuyết đến thực tiễn; giới thiệu các mô hình kinh tế tuần hoàn và mối quan hệ giữa kinh tế tuần hoàn và nền tảng công nghệ 4.0; phân tích đặc điểm và hiện trạng về ứng dụng kinh tế tuần hoàn trong công nghiệp mỏ.</em></p> 2024-04-24T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) https://vjol.info.vn/index.php/miningindustryjournal-vn/article/view/94323 Thực tiễn và tiềm năng tái sử dụng, tái chế đất đá thải mỏ từ hoạt động khai thác than của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) tại Quảng Ninh 2024-04-22T11:03:57+07:00 Đỗ Mạnh Dũng tccongnghiepmo@gmail.cm Trần Miên tccongnghiepmo@gmail.cm Nguyễn Hoàng Huân tccongnghiepmo@gmail.cm Trần Thị Thu Hà tccongnghiepmo@gmail.cm Phạm Hùng Sơn tccongnghiepmo@gmail.cm <p><em>Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có khoảng 64 bãi thải mỏ trực thuộc TKV với dung tích lưu chứa khoảng 3.764 triệu m<sup>3</sup>, khối lượng đất đá thải đã đổ thải tính đến thời điểm hiện tại khoảng 2.885 triệu m<sup>3</sup>. Việc đổ thải được thực hiện theo thiết kế, quy hoạch, tuy nhiên chưa thể hạn chế triệt để việc gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường, gây ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt của người dân quanh khu vực bãi thải. Hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường tại khu vực bãi thải đã có phần được cải thiện, tuy nhiên, vẫn chưa có một giải pháp tổng thể cho việc ngăn chặn hệ lụy từ các bãi đổ thải do hoạt động khai thác than tại Quảng Ninh. Vấn đề tái chế, tái sử dụng đất đá thải mỏ phát sinh là cần thiết nhằm đưa ra một giải pháp tổng thể, khả thi để giảm thiểu lượng chất thải phát sinh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Định hướng tái sử dụng đất đá thải góp phần giảm tải áp lực về diện tích đổ thải, hạn chế tác động đến môi trường, sức khoẻ người dân và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên, thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn tại Quảng Ninh là vấn đề cần được quan tâm đúng mức.</em></p> 2024-04-24T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) https://vjol.info.vn/index.php/miningindustryjournal-vn/article/view/94329 Hiện trạng tiêu thụ than và một số công nghệ khử các bon tiềm năng trong khu vực APEC 2024-04-22T11:08:58+07:00 Phùng Quốc Huy tccongnghiepmo@gmail.cm <p><em>Hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng “0” hoặc trung hòa các bon, mỗi nền kinh tế thành viên APEC có những cách tiếp cận khác nhau tùy thuộc vào sức mạnh kinh tế, cơ cấu năng lượng và nguồn năng lượng trong nước của từng quốc gia. Tại một số nền kinh tế phát triển trong khối như Hoa Kỳ, Canada, Úc và Hàn Quốc, sản lượng than tiêu thụ đã giảm rõ rệt trong thập kỷ vừa qua. Tuy nhiên, một số nền kinh tế khác trong khu vực lại ưu tiên đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng ổn định với giá thành phải chăng. Do đó, than vẫn là lựa chọn hàng đầu của một số nền kinh tế đang phát triển và nền kinh tế mới nổi trong khu vực APEC. </em></p> <p><em>Chính vì vậy, việc nghiên cứu và triển khai các công nghệ khử các bon trong các nhà máy công nghiệp có sử dụng than làm nhiên liệu sẽ góp phần đạt được mục tiêu kép là cung cấp nguồn năng lượng ổn định với giá thành hợp lý và giảm phát thải CO<sub>2</sub>. </em></p> <p><em>Bài báo này nêu tổng quan hiện trạng tiêu thụ than trong khu vực APEC giai đoạn 2012-2022, đồng thời giới thiệu một số công nghệ có tiềm năng để giảm phát thải CO<sub>2</sub> từ các nhà máy nhiệt điện than, các nhà máy công nghiệp có sử dụng than làm nhiên liệu.</em></p> 2024-04-24T00:00:00+07:00 Bản quyền (c)