Phát hiện di tích thời Đá mới ở Hố Tre, Đắk Lắk.

  • La Thế Phúc, Vũ Tiến Đức, Lương Thị Tuất, Bùi Văn Thơm, Nguyễn Trung Minh

Tóm tắt

Di tích khảo cổ tiền sử Hố Tre do La Thế Phúc và Lương Thị Tuất phát hiện trong một đợt khảo sát thực địa vào mùa khô năm 2018. Các di tồn văn hóa chủ yếu phân bố trên bề mặt miệng núi lửa Hố Tre có độ cao trung bình ~578 m so với mực nước biển. Tại đây, hàng loạt hiện vật đã được thu thập, bao gồm các công cụ đá như: rìu bầu dục, rìu ngắn, hạch đá, mảnh tước, bàn mài... được làm chủ yếu từ đá basalt, cát bột kết, cát bột kết dạng quartzit, đá sừng và một số mảnh gốm. Theo đánh giá sơ bộ ban đầu về khảo cổ học, đặc trưng về kỹ thuật và loại hình của hiện vật Hố Tre đặc trưng cho thời đại Đá mới. Phát hiện này có ý nghĩa rất quan trọng, bổ sung thêm tư liệu nghiên cứu về thời đại Đá mới ở khu vực nam Tây Nguyên nói riêng và Việt Nam nói chung.
Từ khóa: công cụ đá, di tích khảo cổ, Đá mới, hiện vật, Hố Tre, núi lửa.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-06-08