So sánh quá trình thu nhận cao chiết rong nâu Sargassum bằng các phương pháp chiết khác nhau và đánh giá khả năng kháng oxy hoá bằng phương pháp DPPH.

  • Trần Thị Ngọc Mai
Từ khóa: phương pháp DPPH, Sargassum, Soxhlet, sóng siêu âm, Viscozyme L.

Tóm tắt

Nghiên cứu được tiến hành trên hai loại rong nâu Sargassum feldmannii và Sargassum polycystum thu từ vùng biển Khánh Hoà và Ninh Thuận. Thu nhận cao chiết từ hai loại rong này bằng ba phương pháp: Soxhlet, sử dụng sóng siêu âm và chiết kết hợp xử lý enzyme Viscozyme L. Kết quả, phương pháp chiết sử dụng sóng siêu âm cho tỉ lệ thu hồi cao chiết là 7,095±0,055% ở S. feldmannii và 8,373±0,122% ở S. polycystum; khả năng bắt gốc tự do DPPH tương ứng là 63,037% và 62,720%. Đối với phương pháp xử lý Viscozyme L thì tỉ lệ thu hồi cao chiết là 7,192±0,213% ở S. feldmannii và 8,020±0,186% ở S. polycystum; khả năng bắt gốc tự do DPPH tương ứng là 61,642% và 62,766%. Hai phương pháp này cho hiệu quả của quá trình chiết cao hơn so với phương pháp Soxhlet, tỉ lệ thu hồi cao chiết là 6,774±0,060% ở S. feldmannii và 6,575±0,413% ở S. polycystum; khả năng bắt gốc tự do DPPH tương ứng là 54,301% và 56,503% so với chất đối chiếu là vitamin C ở cùng nồng độ.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-09-07
Chuyên mục
KHOA HỌC KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ