Thành phần loài và phân bố của các loài cua (Crustacea: Decapoda: Brachyura) ở rừng ngập mặn huyện Cù Lao Dung, Sóc Trăng.

  • Lê Văn Thọ, Đặng Văn Sơn, Nguyễn Thị Mai Hương, Phan Doãn Đăng, Trần Ngọc Diễm My
Từ khóa: cua, khu vực rừng ngập mặn, phân bố, sinh cảnh bãi bồi, thành phần loài.

Tóm tắt

Cua (Brachyuran crabs) là nhóm giáp xác (Crustacea) có thành phần loài đa dạng, phân bố rộng và giữ vai trò sinh thái quan trọng ở khu vực rừng ngập mặn (mangrove forest area). Trong nghiên cứu này, các mẫu cua được thu tại 12 điểm nghiên cứu thuộc hai kiểu sinh cảnh, gồm: sinh cảnh rừng ngập mặn và sinh cảnh bãi bồi ở khu vực rừng ngập mặn thuộc huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng vào tháng 4 (mùa khô) và tháng 9 (mùa mưa) năm 2019. Kết quả nghiên cứu đã xác định được 34 loài thuộc 17 giống, 7 họ. Trong đó, họ Ocypodidae có đa dạng loài lớn nhất với 11 loài, tiếp theo là họ Sesarmidae (7 loài), Portunidae (6 loài), Varunidae (4 loài), Grapsidae (3 loài), Matutidae (2 loài) và thấp nhất là họ Xanthidae chỉ ghi nhận được 1 loài. Đa dạng loài và mật độ quần thể cua tại sinh cảnh rừng ngập mặn (ghi nhận 26 loài và mật độ dao động từ 34,0±8,4 đến 53,8±15,4 cá thể/m2) cao hơn tại sinh cảnh bãi bồi (ghi nhận được 15 loài và mật độ dao động từ 12,4±1,9 đến 13,6±3,6 cá thể/m2). Đa dạng loài và mật độ quần thể cua trong đợt khảo sát vào mùa mưa (ghi nhận được 28 loài và mật độ dao động từ 13,6±3,6 đến 53,8±8,4 cá thể/m2) cao hơn trong đợt khảo sát vào mùa khô...

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-09-07
Chuyên mục
KHOA HỌC TỰ NHIÊN