Thiết kế cấu trúc Polycistronic tRNA-gRNA để ứng dụng công nghệ CRISPR/Cas9 nhằm nghiên cứu chức năng gen một số gen mã hóa motif ankyrin liên quan đến cấu trúc bông lú

  • Phạm Tiến Dũng1, Lê Thị Như2, 3, Lê Quang Hòa1, Stefan Jouannic4, Helene Adam4, Phạm Xuân Hội2, Phạm Thị Mai2, Khổng Ngân Giang2*
Từ khóa: cấu trúc bông lúa, CRISPR/Cas9, lúa, motif ankyrin, polycistronic tRNA-gRNA.

Tóm tắt

Motif ankyrin (ANK) là một trong những motif protein lớn nhất trong giới tự nhiên và có vai trò sinh học đa dạng. Hai gen mã hóa protein miền ankyrin OsANK1, OsANK2 được xác định liên quan đến cấu trúc bông lúa thông qua nghiên cứu liên kết trên toàn hệ gen (GWAS) các tính trạng năng suất trên một quần thể lúa bản địa Việt Nam. Các cấu trúc polycistronic tRNA-gRNA (PTG) cho phép chỉnh sửa gen đa điểm được xây dựng nhằm nghiên cứu chức năng 2 gen OsANK1 và OsANK2 bằng công nghệ CRISPR/Cas9. Hai RNA dò (gRNA) được thiết kế để gây đột biến tại 2 điểm trong vùng exon 4 mã hóa motif ANK cho mỗi gen và được đưa vào cấu trúc PTG bằng công nghệ Golden Gate. Ít nhất một cấu trúc PTG đã được xây dựng thành công nhằm chỉnh sửa riêng rẽ từng gen OsANK1, OsANK2 hoặc đồng thời cả 2 gen.

Tác giả

Phạm Tiến Dũng1, Lê Thị Như2, 3, Lê Quang Hòa1, Stefan Jouannic4, Helene Adam4, Phạm Xuân Hội2, Phạm Thị Mai2, Khổng Ngân Giang2*

1Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
2Phòng thí nghiệm trọng điểm công nghệ tế bào thực vật, Viện Di truyền Nông nghiệp
3Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
4Đại học Montpellier, Pháp

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-09-08
Chuyên mục
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP