Đánh giá độ nhạy cảm phóng xạ của tế bào lympho máu ngoại vi người bằng kỹ thuật phân tích sai hình nhiễm sắc thể do tổn thương phân tử DNA ở pha G2.

  • Phạm Ngọc Duy*, Chế Quang Tuấn, Trần Thanh Mai, Lê Thị Thùy Linh, Hán Huỳnh Diện, Lê Thị Bích Thy, Phạm Xuân Hải
Từ khóa: caffeine, chu trình tế bào, điểm kiểm soát G2, độ nhạy cảm phóng xạ cá nhân, sai hình nhiễm sắc tử, xạ trị.

Tóm tắt

Phương pháp xạ trị bên cạnh tác động tiêu diệt tế bào ung thư, còn ảnh hưởng không chọn lọc đến các tế bào thường xung quanh. Kỹ thuật phân tích sai hình nhiễm sắc thể do tổn thương phân tử DNA ở pha G2 của chu trình tế bào được kỳ vọng ứng dụng để đánh giá độ nhạy cảm phóng xạ nhằm nâng cao hiệu quả điều trị và an toàn bức xạ. Trong nghiên cứu này, các mẫu tế bào lympho máu ngoại vi người được nuôi cấy in vitro và chiếu xạ bằng nguồn phát tia X với các liều 0,5; 1,0; 2,0 và 4,0 Gy ở thời điểm 69 giờ sau nuôi cấy, khi tế bào đang ở pha G2. Mẫu tiếp tục được xử lý với caffeine nồng độ 4 mM, thu hoạch tế bào và tiêu bản hiển vi được phân tích để xác định tần số sai hình kiểu nhiễm sắc tử ở mẫu có và không xử lý caffeine. Độ nhạy cảm phóng xạ được đánh giá dựa trên chỉ số IRS = (G2/G2caffeine) × 100%. Kết quả cho thấy phương pháp này có tiềm năng ứng dụng trong đánh giá độ nhạy cảm phóng xạ cá nhân và triển vọng đánh giá cho các bệnh nhân ung thư trước xạ trị.

Tác giả

Phạm Ngọc Duy*, Chế Quang Tuấn, Trần Thanh Mai, Lê Thị Thùy Linh, Hán Huỳnh Diện, Lê Thị Bích Thy, Phạm Xuân Hải

Viện Nghiên cứu Hạt nhân, Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-09-08
Chuyên mục
KHOA HỌC Y - DƯỢC