Đánh giá áp lực cơ thắt hậu môn, ngưỡng cảm nhận trực tràng và phản xạ rặn ở những bệnh nhân có rối loạn về đại tiện

  • Đào Việt Hằng1, 2, 3*, Lưu Thị Minh Huế1, Đào Văn Long1, 2, 3
Từ khóa: cơ thắt hậu môn, đo áp lực hậu môn - trực tràng độ phân giải cao (HRAM), rối loạn đại tiện.

Tóm tắt

Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá áp lực cơ thắt hậu môn, các ngưỡng cảm nhận trực tràng và phản xạ rặn bằng kỹ thuật đo áp lực hậu môn - trực tràng độ phân giải cao (HRAM) trên những bệnh nhân có các rối loạn về đại tiện. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu hồi cứu trên 73 đối tượng ≥18 tuổi có rối loạn thói quen, phản xạ đại tiện, rối loạn tính chất phân được tiến hành kỹ thuật HRAM từ tháng 7/2018 đến tháng 7/2019. Kết quả: đối tượng nghiên cứu bao gồm 28 nam và 45 nữ, tuổi trung bình là 46,2±15,5. Các triệu chứng liên quan đến rối loạn thói quen đại tiện chiếm 74%, rối loạn tính chất phân chiếm 26%, són phân chiếm 9,6%. Áp lực cơ thắt hậu môn cả khi nghỉ cao hơn ở nam giới, và tương quan nghịch với tuổi. Không có sự khác biệt về các ngưỡng cảm nhận trực tràng giữa hai giới. 77,9% bệnh nhân có rối loạn đồng vận phản xạ rặn, trong đó phổ biến nhất là type I (45,6%). Không có sự khác biệt về các giá trị trên đo HRAM giữa hai nhóm có phản xạ rặn bình thường và rối loạn đồng vận. Kết luận: tuổi có liên quan đến áp lực cơ thắt hậu môn; rối loạn đồng vận phản xạ rặn có tỷ lệ cao, trong đó type I chiếm đa số.

Tác giả

Đào Việt Hằng1, 2, 3*, Lưu Thị Minh Huế1, Đào Văn Long1, 2, 3

1Viện Nghiên cứu và Đào tạo Tiêu hóa, Gan mật
2Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
3Trường Đại học Y Hà Nội

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-11-06
Chuyên mục
KHOA HỌC Y - DƯỢC