Tác động của Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản đến nền kinh tế Việt Nam.

  • Nguyễn Mạnh Toàn, Huỳnh Thị Diệu Linh*
  • Huỳnh Thị Diễm Trinh
Từ khóa: cơ cấu ngành, nhập khẩu, tăng trưởng kinh tế, thuế nhập khẩu, xuất khẩu.

Tóm tắt

Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) là hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương đầu tiên của Việt Nam. VJEPA không những chỉ tập trung vào tự do hóa thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ mà còn thỏa thuận hợp tác về đầu tư và các hợp tác kinh tế khác giữa hai nước. Việc giảm thuế nhập khẩu theo lộ trình cam kết trong VJEPA sẽ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến tình hình sản xuất của các ngành nói riêng và nền kinh tế nói chung. Bài viết vận dụng mô hình cân bằng tổng thể động (DCGE) với dữ liệu Ma trận hạch toán xã hội Việt Nam năm 2012 (VSAM2012) mô phỏng tác động của giảm thuế nhập khẩu theo lộ trình trong VJEPA đến nền kinh tế Việt Nam. Kết quả mô phỏng cho thấy, việc cắt giảm thuế nhập khẩu theo VJEPA làm cho nền kinh tế tăng trưởng dương trong dài hạn, gia tăng phúc lợi hộ gia đình và giảm khoảng cách giàu nghèo; trong đó, nhóm ngành công nghiệp tăng trưởng mạnh, đặc biệt là ngành da giày, sản xuất máy móc thiết bị phụ tùng. Trái lại, tác động của VJEPA làm cho thu ngân sách chính phủ giảm và gây nên tình trạng thâm hụt thương mại.

Tác giả

Nguyễn Mạnh Toàn, Huỳnh Thị Diệu Linh*

Trường Đai học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng

Huỳnh Thị Diễm Trinh

Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Đức phổ, tỉnh Quảng Ngãi

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-02-02
Chuyên mục
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN