Đa dạng thành phần loài cây tinh dầu khu vực Tây Nguyên và hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định, kháng viêm của tinh dầu Giổi chanh (Magnolia citrata Noot. & Chalermglin) và Mật hương (Hedyosmum orientale Merr. & Chun).

  • Lưu Đàm Ngọc Anh*, Bùi Văn Hướng, Lưu Đàm Cư
  • Nguyễn Hải Đăng
  • Ninh Khắc Bản, Nguyễn Chi Mai
Từ khóa: Hedyosmum orientale, hoạt tính sinh học, Magnolia citrata, tài nguyên tinh dầu, Tây Nguyên, thành phần loài.

Tóm tắt

Tây Nguyên có đặc điểm địa hình cao nguyên, điều kiện khí hậu á nhiệt đới, tài nguyên thực vật phong phú, rất phù hợp để phát triển tài nguyên cây tinh dầu. Đề tài đã tiến hành khảo sát điều tra đánh giá tài nguyên tinh dầu tại 5 tỉnh: Lâm Đồng, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Nông, Đắk Lắk; tiến hành nghiên cứu 248 loài thực vật có giá trị cung cấp tinh dầu; nghiên cứu đánh giá về hàm lượng tinh dầu trong các bộ phận của cây, thành phần hóa học tinh dầu và hoạt tính sinh học của một số loài. Nhóm tác giả cũng đã tiến hành nghiên cứu hàm lượng, thành phần hóa học, hoạt tính sinh học và xác định một số loài có tiềm năng sử dụng cho dược phẩm do nồng độ và chất lượng dầu cao, chẳng hạn như một số loài trong chi Gaultheria, Magnolia...

Tác giả

Lưu Đàm Ngọc Anh*, Bùi Văn Hướng, Lưu Đàm Cư

Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Nguyễn Hải Đăng

Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Ninh Khắc Bản, Nguyễn Chi Mai

Viện Hóa sinh biển, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-02-18