Mô hình hóa cơ chế dẫn điện của vật liệu polyetylen mật độ thấp bằng phương pháp phần tử hữu hạn.

  • Hoàng Mai Quyền, Nguyễn Mạnh Quân
  • Vũ Thị Thu Nga*
  • Severine Le Roy
Từ khóa: cơ chế dẫn điện, điện tích không gian, LDPE, phương pháp phần tử hữu hạn

Tóm tắt

Polyme được sử dụng như vật liệu cách điện ngày càng phổ biến trong nhiều lĩnh vực ứng dụng khác nhau. Trong kỹ thuật điện - điện tử, polyme được sử dụng trong cáp truyền tải điện cao áp, tụ điện, máy biến áp hoặc được sử dụng như là một bộ phận của hệ thống nhúng trong mô đun IGBT nhờ các đặc tính nhiệt và cách điện vượt trội. Một trong những nhược điểm của polyme là chúng tích trữ các điện tích không gian trong một thời gian dài, dẫn đến sự gia tăng của điện trường so với giá trị thiết kế ban đầu. Các mô hình nghiên cứu cơ chế dẫn điện của vật liệu polyme ngày càng được phát triển để có thể dự đoán được cơ chế dẫn điện dưới ứng suất nhiệt - điện. Trong nghiên cứu này, từ mô hình số theo phương pháp thể tích hữu hạn (FVM), nhóm tác giả đã phát triển xây dựng mô hình cơ chế dẫn điện của vật liệu polyetylen mật độ thấp (LDPE) dựa vào phương pháp phần tử hữu hạn (FEM). Kết quả mô phỏng của mô hình này cũng được so sánh, đánh giá với kết quả thực nghiệm và của mô hình số FVM dưới tác động của những điện trường khác nhau đặt trên vật liệu polyetylen mật độ thấp.

Tác giả

Hoàng Mai Quyền, Nguyễn Mạnh Quân

Khoa Điện, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Vũ Thị Thu Nga*

Khoa Kỹ thuật điện, Trường Đại học Điện lực

Severine Le Roy

Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-02-18
Chuyên mục
KHOA HỌC KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ