Chế tạo đầu đo nhấp nháy CsI(Tl) ghép nối quang đi ốt ghi đo bức xạ gamma.

  • Phạm Đình Khang*
  • Đinh Tiến Hùng, Đinh Kim Chiến, Cao Văn Hiệp
  • Nguyễn Xuân Hải, Nguyễn Ngọc Anh
Từ khóa: detector nhấp nháy, hệ khuếch đại, quang đi ốt thác lũ, tiền khuếch đại nhạy điện tích.

Tóm tắt

Đầu đo nhấp nháy là loại đầu đo có hiệu suất ghi cao, sử dụng đơn giản, giải quyết tốt được mục tiêu của nhiều nghiên cứu, ứng dụng và đào tạo. Vì thế việc nội địa hóa quá trình chế tạo đầu đo sẽ mang lại nhiều ích lợi. Việc sử dụng quang đi ốt thác lũ thay cho ống nhân quang điện (PMT) cho phép tiết kiệm năng lượng, rút gọn thể tích đầu đo và loại bỏ khối cao áp công suất lớn. Tổ hợp chất nhấp nháy CsI(Tl), quang đi ốt thác lũ, tiền khuếch đại nhạy điện tích, hệ thống khuếch đại dải rộng và hệ nguồn nuôi đã được tích hợp trong đầu đo. Bài nghiên cứu này đưa ra một số kết quả mới trong việc chế tạo thử nghiệm đầu đo nhấp nháy sử dụng quang đi ốt thác lũ. Các đầu đo này có thể được sử dụng trong các trạm quan trắc môi trường, các hệ trinh sát bức xạ, các bệnh viện và các phòng thí nghiệm hạt nhân của các trường đại học phục vụ đào tạo và huấn luyện sinh viên…

Tác giả

Phạm Đình Khang*

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Đinh Tiến Hùng, Đinh Kim Chiến, Cao Văn Hiệp

Viện Hóa học và Môi trường Quân sự

Nguyễn Xuân Hải, Nguyễn Ngọc Anh

Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt, Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-04-14
Chuyên mục
KHOA HỌC KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ