Nghiên cứu tính ức chế thực vật của 6 loài cây họ cúc (Asteraceae) và định lượng hàm lượng phenolic và flavonoid tổng.

  • Ngô Chí Nam
  • Phan Khánh Linh, Hồ Lệ Thi*
Từ khóa: Asteraceae cải bẹ xanh (Brassica juncea), cỏ lồng vực nước (Echinochloa crus-galli L.), flavonoid, phenolic, tính đối kháng thực vật.

Tóm tắt

Mục đích của nghiên cứu này là xác định khả năng đối kháng thực vật của dịch trích MeOH từ 6 loài cây họ cúc (Asteraceae), bao gồm sài đất (Wedelia chinensis), hướng dương (Helianthus annuus), sao nháy (Cosmos bipinnatus), vạn thọ (Tagetes erecta), dã quỳ (Tithonia diversifolia) và cúc nhám (Zinnia elegans) lên cỏ lồng vực nước (Echinochloa crus-galli L.) và cải bẹ xanh (Brassica juncea) ở các nồng độ khác nhau: 0,03, 0,1, 0,3 và 1 g/ml. Kết quả cho thấy, dịch trích 6 loài cây họ cúc có khả năng ức chế chiều dài thân và rễ cỏ lồng vực nước, cải bẹ xanh ở mức độ khác nhau, trong đó dịch trích từ cây sao nháy cho kết quả ức chế ổn định nhất. Ở nồng độ 0,03 g/ml, dịch trích này ức chế chiều dài thân, rễ cây cải bẹ xanh là 23,01 và 56,45%; cỏ lồng vực nước là 8,5 và 36,35%. Ở nồng độ 1 g/ml, dịch trích cây sao nháy ức chiều dài thân cải bẹ xanh và cỏ lồng vực nước lần lượt là 97,54 và 88,15%, chiều dài rễ lần lượt là 93,52 và 99,99%. Hàm lượng phenolic tổng của dịch trích cây sao nháy, sài đất, hướng dương, dã quỳ, vạn thọ và cúc nhám lần lượt là 4,51, 3,96, 1,05, 1,45, 3,61 và 0,99 mg/g; hàm lượng flanovoid tổng tương ứng là 1,58, 0,76, 0,29, 0,39, 0,65 và 0,45 mg/g. Như vậy, dịch trích từ cây sao nháy có triển vọng cao để ứng dụng trong việc phòng trừ cỏ lồng vực nước bằng biện pháp sinh học, an toàn với môi trường. 

Tác giả

Ngô Chí Nam

Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ

Phan Khánh Linh, Hồ Lệ Thi*

Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-06-10
Chuyên mục
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP